Măng Đen - Vùng đất hữu tình
Đến Măng Đen (Kon Tum), dù chỉ một lần thôi, bạn sẽ khó lòng quên được một vùng đất sinh cảnh hữu tình, những ngọn đồi nối tiếp nhau bên cạnh rừng thông bạt ngàn ở độ cao 1.200 - 1.300 mét. Dòng sông Đắk Sơ Nghé chảy ngang qua trung tâm huyện lỵ Kon Plông cùng các suối, hồ, thác nước tạo nên một vùng du lịch sinh thái lý tưởng của thiên nhiên ban cho.
Từ lâu đời, các dân tộc thiểu số Mơ Năm, Ca Dong, H"Re... đã sinh sống quanh vùng cao Măng Đen này, đang bảo tồn những giá trị truyền thống đầy sắc màu văn hóa bản địa. Giữa một huyện vùng cao có độ phủ xanh 85%, trên đường khám phá vẻ đẹp lồng lộng của thiên nhiên, bất chợt bạn sẽ thấy một ngôi làng dân tộc thiểu số tọa lạc êm đềm bên lòng hồ, suối thác hoặc dòng sông. Làng với những căn nhà sàn nguyên sơ nương tựa rừng cây, có bến nước, nương rẫy kề cạnh và ngôi nhà rông truyền thống thỉnh thoảng ngân vang nhịp điệu cồng chiêng chất chứa tình cảm thiêng liêng của cộng đồng.
Đến Măng Đen, du khách dễ nhận ra một vùng khí hậu mát mẻ như ở Đà Lạt. Nét mới lạ lung linh ở Măng Đen là sự tươi tốt vẹn nguyên, không bị bàn tay con người thô bạo can thiệp vào. Hơn 4.000 ha rừng thông thanh thản nằm đan cài giữa vùng rừng nguyên sinh trùng điệp rộng hơn 100.000 ha, cùng với sông hồ và suối thác đã tạo Măng Đen thành nơi du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng lý tưởng. Huyện Kon Lông và tỉnh Kon Tum đang từng bước khéo léo giữ gìn và thêm thắt sao cho Măng Đen trở thành khu du lịch sinh thái văn hóa, xứng đáng là điểm khởi đầu của tuyến du lịch "Con đường xanh Tây Nguyên".
Hiện nay, du khách yêu văn hóa thiên nhiên từ các tỉnh Tây Nguyên và trong nước đã dần dần đến với Măng Đen. Bước đầu đã có những biệt thự mang kiểu dáng khác nhau được xây dựng trong rừng thông bên đường không xa suối, thác, sông, hồ là bao. Từ thị xã Kon Tum, đi theo Quốc lộ 24 thấp thoáng hai bên đường những núi đồi, rừng cây và sông nước chỉ 1 tiếng đồng hồ ngồi trên ô tô là đến khu du lịch sinh thái văn hóa Măng Đen. Từ nơi này, xuôi theo Quốc lộ 24 trên đường về vùng duyên hải, còn 70 km là tiếp giáp Quảng Ngãi, quê hương của núi Ấn sông Trà và những cánh đồng ruộng mía bao la.
Từ lâu đời, các dân tộc thiểu số Mơ Năm, Ca Dong, H"Re... đã sinh sống quanh vùng cao Măng Đen này, đang bảo tồn những giá trị truyền thống đầy sắc màu văn hóa bản địa. Giữa một huyện vùng cao có độ phủ xanh 85%, trên đường khám phá vẻ đẹp lồng lộng của thiên nhiên, bất chợt bạn sẽ thấy một ngôi làng dân tộc thiểu số tọa lạc êm đềm bên lòng hồ, suối thác hoặc dòng sông. Làng với những căn nhà sàn nguyên sơ nương tựa rừng cây, có bến nước, nương rẫy kề cạnh và ngôi nhà rông truyền thống thỉnh thoảng ngân vang nhịp điệu cồng chiêng chất chứa tình cảm thiêng liêng của cộng đồng.
Đến Măng Đen, du khách dễ nhận ra một vùng khí hậu mát mẻ như ở Đà Lạt. Nét mới lạ lung linh ở Măng Đen là sự tươi tốt vẹn nguyên, không bị bàn tay con người thô bạo can thiệp vào. Hơn 4.000 ha rừng thông thanh thản nằm đan cài giữa vùng rừng nguyên sinh trùng điệp rộng hơn 100.000 ha, cùng với sông hồ và suối thác đã tạo Măng Đen thành nơi du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng lý tưởng. Huyện Kon Lông và tỉnh Kon Tum đang từng bước khéo léo giữ gìn và thêm thắt sao cho Măng Đen trở thành khu du lịch sinh thái văn hóa, xứng đáng là điểm khởi đầu của tuyến du lịch "Con đường xanh Tây Nguyên".
Hiện nay, du khách yêu văn hóa thiên nhiên từ các tỉnh Tây Nguyên và trong nước đã dần dần đến với Măng Đen. Bước đầu đã có những biệt thự mang kiểu dáng khác nhau được xây dựng trong rừng thông bên đường không xa suối, thác, sông, hồ là bao. Từ thị xã Kon Tum, đi theo Quốc lộ 24 thấp thoáng hai bên đường những núi đồi, rừng cây và sông nước chỉ 1 tiếng đồng hồ ngồi trên ô tô là đến khu du lịch sinh thái văn hóa Măng Đen. Từ nơi này, xuôi theo Quốc lộ 24 trên đường về vùng duyên hải, còn 70 km là tiếp giáp Quảng Ngãi, quê hương của núi Ấn sông Trà và những cánh đồng ruộng mía bao la.
Măng Đen - "Đà Lạt của Kom Tum"
Măng Đen - "Đà Lạt của Kon Tum" vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ hiếm có với phong cảnh núi rừng, hồ, thác... Nằm ở độ cao 1.100 - 1.400m so với mặt biển, cách thị xã Kon Tum hơn 50km, giữa ngút ngàn thông và hoa rừng, Măng Đen lúc nào cũng se se lạnh và tĩnh lặng giữa đại ngàn...
Được coi là "Đà Lạt của Kon Tum", Măng Đen theo tiếng bà con dân tộc M"Nâm nơi đây có nghĩa là chỗ đất bằng phẳng ("măng" là bãi bằng, đất bằng; "đeng" - chứ không phải "đen" - là chỗ ở!). Trên bình nguyên Măng Đen có nhiều "toong" (hồ) như toong Đăm, toong Ki, toong Lung..., nhiều "cơi" (thác) như Tram, Pa Sĩ, Đăk Ke... tung bọt trắng xóa giữa núi rừng trầm mặc khiến Măng Đen càng thêm thơ mộng và huyền hoặc.
Nếu lấy trung tâm huyện Kon Plông làm tâm điểm thì các hồ, thác ở đây đều nằm trong vòng bán kính 10km trở lại, có nghĩa là khá tập trung để vui chơi thưởng ngoạn. Đặc biệt là hồ Đăm rộng khoảng 2ha, cách sân bay Măng Đen chừng 500m, vào mùa khô hoa mua, hoa sim nở tím ven hồ. Xung quanh hồ là rừng thông, lá thông trải một lớp thảm dày 10-15cm mượt mà như nhung. Hồ Lung rộng khoảng hơn 1ha, xung quanh còn những thân cây cổ thụ hai, ba người ôm không xuể, rừng ven hồ có rất nhiều phong lan.
Măng Đen hiện vẫn còn giữ được vẻ đẹp ban sơ hiếm có.
Măng Đen - "Đà Lạt của Kon Tum" vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ hiếm có với phong cảnh núi rừng, hồ, thác... Nằm ở độ cao 1.100 - 1.400m so với mặt biển, cách thị xã Kon Tum hơn 50km, giữa ngút ngàn thông và hoa rừng, Măng Đen lúc nào cũng se se lạnh và tĩnh lặng giữa đại ngàn...
Được coi là "Đà Lạt của Kon Tum", Măng Đen theo tiếng bà con dân tộc M"Nâm nơi đây có nghĩa là chỗ đất bằng phẳng ("măng" là bãi bằng, đất bằng; "đeng" - chứ không phải "đen" - là chỗ ở!). Trên bình nguyên Măng Đen có nhiều "toong" (hồ) như toong Đăm, toong Ki, toong Lung..., nhiều "cơi" (thác) như Tram, Pa Sĩ, Đăk Ke... tung bọt trắng xóa giữa núi rừng trầm mặc khiến Măng Đen càng thêm thơ mộng và huyền hoặc.
Nếu lấy trung tâm huyện Kon Plông làm tâm điểm thì các hồ, thác ở đây đều nằm trong vòng bán kính 10km trở lại, có nghĩa là khá tập trung để vui chơi thưởng ngoạn. Đặc biệt là hồ Đăm rộng khoảng 2ha, cách sân bay Măng Đen chừng 500m, vào mùa khô hoa mua, hoa sim nở tím ven hồ. Xung quanh hồ là rừng thông, lá thông trải một lớp thảm dày 10-15cm mượt mà như nhung. Hồ Lung rộng khoảng hơn 1ha, xung quanh còn những thân cây cổ thụ hai, ba người ôm không xuể, rừng ven hồ có rất nhiều phong lan.
Măng Đen hiện vẫn còn giữ được vẻ đẹp ban sơ hiếm có.
Hấp dẫn Măng Đen
Khu du lịch Măng Đen cách thị xã KonTum hơn 50km, ở độ cao khoảng 1.300m, trên đỉnh Trường Sơn hùng tráng, đông nắng tây mưa.
Muốn đến Măng Đen (tiếng bản địa là vùng đất rộng lớn, bằng phẳng; thuộc huyện vùng núi cao Kon Plong), từ Kontum phải qua đèo Măng Đen, còn Quảng Ngãi phải vượt đèo Violăk ngoạn mục, chập chùng hai bên là bạt ngàn rừng thông khiến du khách có cảm giác như đang ở xứ Đà Lạt mộng mơ.
Chẳng vậy mà vùng du lịch sinh thái này còn được gọi là “Đà Lạt thứ hai” của Tây nguyên. Nằm giữa hai đèo Violăk và Măng Đen, nơi đây được hưởng khí hậu giao thoa của đông và tây Trường Sơn nên ôn hòa, mát mẻ quanh năm, nhiệt độ không bao giờ cao quá 20OC. Rừng Kon Plong diện tích 136.000ha, độ che phủ trên 65% hiếm nơi nào ở VN có được. Rừng còn đậm nét hoang sơ, bí ẩn và phong phú với nhiều loại gỗ quí và các loại thảo quả, dược liệu... Ngày trước người Pháp từng có ý định xây dựng nơi đây thành khu nghỉ mát, an dưỡng, còn bây giờ Măng Đen vừa được Tổng cục Du lịch đưa vào chiến lược qui hoạch phát triển du lịch VN giai đoạn 2006-2010.
Thác Đăk Ke ngày đêm tung bọt trắng xóaMăng Đen có được điều kiện tự nhiên lý tưởng như thế nên hiện nay người ta trồng ở đây các loại rau xanh và hoa xứ lạnh, triển vọng rất lớn. Suối ở Măng Đen có loài cá chình, cá niên thơm ngon nổi tiếng. Con sông Ba, chảy qua ba tỉnh Kontum, Gia Lai và Phú Yên, bắt nguồn từ Kon Plong, là một nguồn sống của các cộng đồng người dân tộc bản địa trong vùng.
Nằm dưới tán thông reo là những hồ nước rộng mênh mông mà người dân địa phương gọi là “toong”, như các toong Đăm, Ki, Lung, Ly Leng, Pô, Jơri, Săng, Rpoong... Vào mùa khô, hoa mua, hoa sim, phong lan nở tím ven bờ hồ, xung quanh lá thông trải một lớp thảm dày mượt như nhung. Măng Đen còn có nhiều “cơi” (thác) như cơi Tram, Pa Sĩ, Đăk Ke... ngày đêm tung bọt trắng xóa giữa núi rừng thơ mộng và huyền ảo. Đây quả là một nơi thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng.Măng Đen đang là điểm đến lý tưởng của du khách thập phương. Một nhà thơ khi đến thưởng ngoạn thắng cảnh Măng Đen huyền ảo đã cảm tác:
Muốn đến Măng Đen (tiếng bản địa là vùng đất rộng lớn, bằng phẳng; thuộc huyện vùng núi cao Kon Plong), từ Kontum phải qua đèo Măng Đen, còn Quảng Ngãi phải vượt đèo Violăk ngoạn mục, chập chùng hai bên là bạt ngàn rừng thông khiến du khách có cảm giác như đang ở xứ Đà Lạt mộng mơ.
Chẳng vậy mà vùng du lịch sinh thái này còn được gọi là “Đà Lạt thứ hai” của Tây nguyên. Nằm giữa hai đèo Violăk và Măng Đen, nơi đây được hưởng khí hậu giao thoa của đông và tây Trường Sơn nên ôn hòa, mát mẻ quanh năm, nhiệt độ không bao giờ cao quá 20OC. Rừng Kon Plong diện tích 136.000ha, độ che phủ trên 65% hiếm nơi nào ở VN có được. Rừng còn đậm nét hoang sơ, bí ẩn và phong phú với nhiều loại gỗ quí và các loại thảo quả, dược liệu... Ngày trước người Pháp từng có ý định xây dựng nơi đây thành khu nghỉ mát, an dưỡng, còn bây giờ Măng Đen vừa được Tổng cục Du lịch đưa vào chiến lược qui hoạch phát triển du lịch VN giai đoạn 2006-2010.
Thác Đăk Ke ngày đêm tung bọt trắng xóaMăng Đen có được điều kiện tự nhiên lý tưởng như thế nên hiện nay người ta trồng ở đây các loại rau xanh và hoa xứ lạnh, triển vọng rất lớn. Suối ở Măng Đen có loài cá chình, cá niên thơm ngon nổi tiếng. Con sông Ba, chảy qua ba tỉnh Kontum, Gia Lai và Phú Yên, bắt nguồn từ Kon Plong, là một nguồn sống của các cộng đồng người dân tộc bản địa trong vùng.
Nằm dưới tán thông reo là những hồ nước rộng mênh mông mà người dân địa phương gọi là “toong”, như các toong Đăm, Ki, Lung, Ly Leng, Pô, Jơri, Săng, Rpoong... Vào mùa khô, hoa mua, hoa sim, phong lan nở tím ven bờ hồ, xung quanh lá thông trải một lớp thảm dày mượt như nhung. Măng Đen còn có nhiều “cơi” (thác) như cơi Tram, Pa Sĩ, Đăk Ke... ngày đêm tung bọt trắng xóa giữa núi rừng thơ mộng và huyền ảo. Đây quả là một nơi thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng.Măng Đen đang là điểm đến lý tưởng của du khách thập phương. Một nhà thơ khi đến thưởng ngoạn thắng cảnh Măng Đen huyền ảo đã cảm tác:
".....Măng Đen chiều se lạnh
Nắng vàng vội vã đi đâu
Sương giăng mờ khắp lối
Đồi thông khói đá lửng lờ
Chiều Măng Đen suối ngàn xa vọng lại
Cơn gió nô đùa trên những cành lan
Bên thảm cỏ non chú nai vàng say giấc
Măng Đen ơi ai dệt mây tranh”...
Măng Đen ơi ai dệt mây tranh”...
MĂNG ĐEN – Chiến công xưa và sự vươn mình thức giấc hôm nay
Măng Đen là tên một địa danh mà người Kinh gọi chệch từ tên T’măng Deeng của người Mơ Nâm, có nghĩa là vùng đất bằng phẳng và rộng lớn. Với độ cao trên 1.200m so với mực nước biển, Măng Đen là điểm phân thủy Đông-Tây Trường Sơn. Thế nên, khi ta ở trên đỉnh đèo Măng Đen vào khoảng những tháng 6,7 và 11, 12 ta có thể thấy ở thung lũng sườn Đông nắng vàng rực rỡ, phía thung lũng sườn Tây mây mù bao phủ trắng xóa, còn ở Măng Đen thì trời sáng sủa, gió se lạnh, khiến cho ta cảm giác lâng lâng.
Ai đã một lần đến cao nguyên Măng Đen (huyện Kon Plông) trong những ngày cuối đông, nếu không ngủ qua đêm thì không thể tắm mình trong “biệt dược” của thiên nhiên ban tặng. Măng Đen tuyệt đẹp. Phố núi mới hình thành vẫn mặc nguyên “chiếc áo” của cao nguyên hoang sơ, nên mới non tháng chạp đã nghe se se gió mỗi sớm mai thức giấc. Một đêm ở lại Măng Đen trong khách sạn Hưng Yên tráng lệ, lại bâng khuâng nhớ về công ơn các bậc tiền nhân đã đổ máu đào để mảnh đất này lên xanh những mầm sống mới.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Kon Plông, trong đó có Măng Đen được xây dựng thành vùng căn cứ cách mạng của Khu 5 và của tỉnh. Vì vậy, Mỹ-ngụy đã tập trung xây dựng tại đây các cứ điểm quân sự vững chắc, bao gồm khu vực đèo Măng Đen, Măng Buk, đồn Kon Plông và hệ thống đồn bốt dọc Quốc lộ 24, tạo thành cụm cứ điểm trấn ải phía cực Bắc Tây Nguyên, hòng uy hiếp phong trào cách mạng ở tỉnh Kon Tum. Trong đó, Măng Đen được Mỹ xây dựng thành cảng hàng không quan trọng để yểm trợ toàn bộ hệ thống cứ điểm trên địa bàn huyện Kon Plông. Đặc biệt, năm 1974, tại Măng Đen, địch duy trì bộ máy hành chính quận lỵ Chương Nghĩa. Trong thế co cụm phòng ngự, chúng chia lực lượng thành 2 khu đóng giữ sát sân bay Măng Đen và tổ chức 6 trung đội dân vệ chốt giữ các ấp. Trước thực lực cách mạng ngày càng lớn mạnh ở vùng căn cứ kháng chiến, địch ra sức giành dân với ta ở vùng Kon Leng, Kô Chất. Lúc này, Đảng bộ H29 và H16 nhận định: “Địch đã đi vào thế suy yếu, chỉ lo phòng giữ, cố thủ là chính”. Từ đó, Đảng bộ chỉ đạo cán bộ và quân dân nắm vững phương châm: “Tấn công trong xây dựng, chuyển mạnh phong trào cách mạng ra tuyến trước, giữ vững tinh thần ý chí tiến công, tạo thế vây ép địch và sẵn sàng tiêu diệt chúng khi có thời cơ”. Đến giữa năm 1974, sau khi phân tích, đánh giá kỹ lưỡng tình hình, Tỉnh ủy và Bộ Tư lệnh B3 đã chủ trương tấn công tiêu diệt các cứ điểm của địch nhằm mở rộng vùng giải phóng, tạo đà tiến về vùng tạm chiếm ở thị xã Kon Tum.
Trước sức mạnh tấn công như vũ bão của lực lượng vũ trang H16, H29, cùng bộ đội chủ lực Trung đoàn 28 (đoàn Đăk Tô) và một số binh chủng kỹ thuật của ta, ngày 30-10-1974, toàn bộ Ban chỉ huy Tiểu khu Kon Tum, Ban chỉ huy Tiểu khu Chương Nghĩa và Ban chỉ huy Tiểu đoàn Bảo an 254 của Ngụy đã bị quân ta vô hiệu hóa, tiêu diệt 226 tên địch, thu 539 khẩu súng các loại, 2 khẩu pháo 105 ly, 33 máy vô tuyến điện... Cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên các nẻo đường. Hơn 2 ngàn dân bị địch kìm kẹp được hoàn toàn giải phóng. Chiến thắng Măng Đen đã góp phần mở rộng vùng giải phóng đến sát thị xã Kon Tum, tạo thế và lực mới cho Chiến dịch Tây Nguyên, mở đường giải phóng Sài Gòn, kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Với những đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày 22-6-2000, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin Nguyễn Khoa Điềm đã ký quyết định công nhận “Di tích lịch sử cách mạng Măng Đen”. Đến tháng 10-2005, huyện Kon Plông đã vinh dự đón nhận danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Hôm nay, đi dọc Quốc lộ 24 đoạn ngang qua đỉnh đèo Măng Đen, chúng ta không còn ngạc nhiên khi nhìn thấy những ngôi biệt thự xinh xắn nằm dưới tán thông đang độ sung mãn. Tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng sẽ là động lực để Măng Đen cất cánh bay lên, nối Kon Tum gần lại với đồng bằng. Đồng chí Võ Xuân Truyền - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Kon Plông cho biết: Qua 5 năm tái lập, cán bộ và nhân dân huyện Kon Plông đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Đến nay, Măng Đen đã có 25 dự án đăng ký đầu tư, 19 công trình thủy điện và đã tiến hành khởi công xây dựng 90/121 ngôi biệt thự. Trong đó nổi bật nhất là Khu khách sạn ven hồ Đăk Ke rộng 5 ha, do Công ty Cổ phần Hưng Yên làm chủ đầu tư, đã tạo một điểm nhấn quan trọng trong hệ thống các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở Măng Đen. Tại đây, các khách sạn mi ni, nhà tháp kết hợp dịch vụ ăn uống, giải khát, ngắm cảnh, hệ thống nhà hàng siêu thị, karaôkê, massa, sân quần vợt, bể bơi… rồi sẽ xây dựng lên, tạo cho Măng Đen trở thành “Đà Lạt thứ hai” trên cao nguyên Kon Tum trong lành và ấm áp. Còn nữa, Công ty Cổ phần Sài Gòn-Măng Đen sẽ xây dựng khu du lịch sinh thái với 42 biệt thự và khách sạn 4 sao có sân gôn 18 lỗ, kết hợp nuôi thú rừng tự nhiên, với diện tích 500 ha. Ngoài ra, Dự án Khu du lịch Măng Đen Sfari với du lịch thác, hồ và nuôi thú để săn bắn trên diện tích 460 ha đã được lập xong. Công ty Thành Bưởi (thành phố Hồ Chí Minh) đầu tư rau hoa xứ lạnh. Đặc biệt, Dự án Khu du lịch và nhà nghỉ cao cấp hồ trung tâm-sân gôn của Công ty cổ phần Vinashin miền Trung liên kết cùng Ngân hàng Thương mại-Tài chính Dầu khí toàn cầu, Công ty cổ phần sân gôn Ngôi Sao Chí Linh, Công ty Cổ phần Du lịch-Thương mại và đầu tư Thủ Đô, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Thành Trung… sẽ xây dựng trên diện tích 680 ha, với các lĩnh vực như: du lịch sinh thái hỗn hợp cao cấp, nhà biệt thự cao cấp, cải tạo sân bay Măng Đen và khu sân gôn 36 lỗ. Những dự án lớn ấy đã khẳng định trong nay mai, Măng Đen sẽ là điểm hẹn lý tưởng của du khách thập phương và xứng đáng trở thành 1 trong 3 vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh Kon Tum...
Măng Đen là tên một địa danh mà người Kinh gọi chệch từ tên T’măng Deeng của người Mơ Nâm, có nghĩa là vùng đất bằng phẳng và rộng lớn. Với độ cao trên 1.200m so với mực nước biển, Măng Đen là điểm phân thủy Đông-Tây Trường Sơn. Thế nên, khi ta ở trên đỉnh đèo Măng Đen vào khoảng những tháng 6,7 và 11, 12 ta có thể thấy ở thung lũng sườn Đông nắng vàng rực rỡ, phía thung lũng sườn Tây mây mù bao phủ trắng xóa, còn ở Măng Đen thì trời sáng sủa, gió se lạnh, khiến cho ta cảm giác lâng lâng.
Ai đã một lần đến cao nguyên Măng Đen (huyện Kon Plông) trong những ngày cuối đông, nếu không ngủ qua đêm thì không thể tắm mình trong “biệt dược” của thiên nhiên ban tặng. Măng Đen tuyệt đẹp. Phố núi mới hình thành vẫn mặc nguyên “chiếc áo” của cao nguyên hoang sơ, nên mới non tháng chạp đã nghe se se gió mỗi sớm mai thức giấc. Một đêm ở lại Măng Đen trong khách sạn Hưng Yên tráng lệ, lại bâng khuâng nhớ về công ơn các bậc tiền nhân đã đổ máu đào để mảnh đất này lên xanh những mầm sống mới.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Kon Plông, trong đó có Măng Đen được xây dựng thành vùng căn cứ cách mạng của Khu 5 và của tỉnh. Vì vậy, Mỹ-ngụy đã tập trung xây dựng tại đây các cứ điểm quân sự vững chắc, bao gồm khu vực đèo Măng Đen, Măng Buk, đồn Kon Plông và hệ thống đồn bốt dọc Quốc lộ 24, tạo thành cụm cứ điểm trấn ải phía cực Bắc Tây Nguyên, hòng uy hiếp phong trào cách mạng ở tỉnh Kon Tum. Trong đó, Măng Đen được Mỹ xây dựng thành cảng hàng không quan trọng để yểm trợ toàn bộ hệ thống cứ điểm trên địa bàn huyện Kon Plông. Đặc biệt, năm 1974, tại Măng Đen, địch duy trì bộ máy hành chính quận lỵ Chương Nghĩa. Trong thế co cụm phòng ngự, chúng chia lực lượng thành 2 khu đóng giữ sát sân bay Măng Đen và tổ chức 6 trung đội dân vệ chốt giữ các ấp. Trước thực lực cách mạng ngày càng lớn mạnh ở vùng căn cứ kháng chiến, địch ra sức giành dân với ta ở vùng Kon Leng, Kô Chất. Lúc này, Đảng bộ H29 và H16 nhận định: “Địch đã đi vào thế suy yếu, chỉ lo phòng giữ, cố thủ là chính”. Từ đó, Đảng bộ chỉ đạo cán bộ và quân dân nắm vững phương châm: “Tấn công trong xây dựng, chuyển mạnh phong trào cách mạng ra tuyến trước, giữ vững tinh thần ý chí tiến công, tạo thế vây ép địch và sẵn sàng tiêu diệt chúng khi có thời cơ”. Đến giữa năm 1974, sau khi phân tích, đánh giá kỹ lưỡng tình hình, Tỉnh ủy và Bộ Tư lệnh B3 đã chủ trương tấn công tiêu diệt các cứ điểm của địch nhằm mở rộng vùng giải phóng, tạo đà tiến về vùng tạm chiếm ở thị xã Kon Tum.
Trước sức mạnh tấn công như vũ bão của lực lượng vũ trang H16, H29, cùng bộ đội chủ lực Trung đoàn 28 (đoàn Đăk Tô) và một số binh chủng kỹ thuật của ta, ngày 30-10-1974, toàn bộ Ban chỉ huy Tiểu khu Kon Tum, Ban chỉ huy Tiểu khu Chương Nghĩa và Ban chỉ huy Tiểu đoàn Bảo an 254 của Ngụy đã bị quân ta vô hiệu hóa, tiêu diệt 226 tên địch, thu 539 khẩu súng các loại, 2 khẩu pháo 105 ly, 33 máy vô tuyến điện... Cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên các nẻo đường. Hơn 2 ngàn dân bị địch kìm kẹp được hoàn toàn giải phóng. Chiến thắng Măng Đen đã góp phần mở rộng vùng giải phóng đến sát thị xã Kon Tum, tạo thế và lực mới cho Chiến dịch Tây Nguyên, mở đường giải phóng Sài Gòn, kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Với những đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày 22-6-2000, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin Nguyễn Khoa Điềm đã ký quyết định công nhận “Di tích lịch sử cách mạng Măng Đen”. Đến tháng 10-2005, huyện Kon Plông đã vinh dự đón nhận danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Hôm nay, đi dọc Quốc lộ 24 đoạn ngang qua đỉnh đèo Măng Đen, chúng ta không còn ngạc nhiên khi nhìn thấy những ngôi biệt thự xinh xắn nằm dưới tán thông đang độ sung mãn. Tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng sẽ là động lực để Măng Đen cất cánh bay lên, nối Kon Tum gần lại với đồng bằng. Đồng chí Võ Xuân Truyền - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Kon Plông cho biết: Qua 5 năm tái lập, cán bộ và nhân dân huyện Kon Plông đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Đến nay, Măng Đen đã có 25 dự án đăng ký đầu tư, 19 công trình thủy điện và đã tiến hành khởi công xây dựng 90/121 ngôi biệt thự. Trong đó nổi bật nhất là Khu khách sạn ven hồ Đăk Ke rộng 5 ha, do Công ty Cổ phần Hưng Yên làm chủ đầu tư, đã tạo một điểm nhấn quan trọng trong hệ thống các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở Măng Đen. Tại đây, các khách sạn mi ni, nhà tháp kết hợp dịch vụ ăn uống, giải khát, ngắm cảnh, hệ thống nhà hàng siêu thị, karaôkê, massa, sân quần vợt, bể bơi… rồi sẽ xây dựng lên, tạo cho Măng Đen trở thành “Đà Lạt thứ hai” trên cao nguyên Kon Tum trong lành và ấm áp. Còn nữa, Công ty Cổ phần Sài Gòn-Măng Đen sẽ xây dựng khu du lịch sinh thái với 42 biệt thự và khách sạn 4 sao có sân gôn 18 lỗ, kết hợp nuôi thú rừng tự nhiên, với diện tích 500 ha. Ngoài ra, Dự án Khu du lịch Măng Đen Sfari với du lịch thác, hồ và nuôi thú để săn bắn trên diện tích 460 ha đã được lập xong. Công ty Thành Bưởi (thành phố Hồ Chí Minh) đầu tư rau hoa xứ lạnh. Đặc biệt, Dự án Khu du lịch và nhà nghỉ cao cấp hồ trung tâm-sân gôn của Công ty cổ phần Vinashin miền Trung liên kết cùng Ngân hàng Thương mại-Tài chính Dầu khí toàn cầu, Công ty cổ phần sân gôn Ngôi Sao Chí Linh, Công ty Cổ phần Du lịch-Thương mại và đầu tư Thủ Đô, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Thành Trung… sẽ xây dựng trên diện tích 680 ha, với các lĩnh vực như: du lịch sinh thái hỗn hợp cao cấp, nhà biệt thự cao cấp, cải tạo sân bay Măng Đen và khu sân gôn 36 lỗ. Những dự án lớn ấy đã khẳng định trong nay mai, Măng Đen sẽ là điểm hẹn lý tưởng của du khách thập phương và xứng đáng trở thành 1 trong 3 vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh Kon Tum...