Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2008

TỔNG QUAN KOMTUM

Giới thiệu chung về KonTum Kon Tum nằm trong những vĩ độ từ 13’’53’’B đến 15016’B, kinh độ từ 107 0 20 Đ đến 108 0 33 Đ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam. Phía Nam giáp tỉnh Gia Lai. Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi. Phía Tây giáp tỉnh A Tô Pơ (Nước Công Hoà Nhân Dân Lào ) và Tỉnh Ratanakiri (CămPuchia) Diện tích tự nhiên 961.450 haDân số toàn tỉnh đến nay khoảng 375 nghìn người Kon Tum là một tỉnh miền núi, vùng cao biên giới của Cao nguyên Trung bộ, nằm ở khu vực ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-CamPuChia có diện tích tự nhiên 961.450 ha. Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy trường Sơn; địa hình đa dạng và thấp dần từ Bắc xuống và từ Đông sang Tây, bao gồm: đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ với nhau rất phức tạp. Phía Bắc đồi núi cao, độ dốc lớn, có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m. Độ cao trung bình ở phía Bắc từ 800-1.200m, phía Nam độ cao từ 500 - 550m. Kon Tum là nơi bắt nguồn của các sông lớn chảy xuống vùng Duyên hải Miền trung, nơi có diện tích rừng đầu nguồn quan trọng của thuỷ điện Yaly. Vì vậy đây là địa bàn có vị trí rất quan trọng về bảo vệ môi trường, không những của tỉnh mà cả vùng Duyên hải Miền trung, Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh hạ Lào, Cam Pu Chia. - Dân số toàn tỉnh đến nay khoảng 375 nghìn người, với hơn 53% là đồng bào dân tộc thiểu số. Trình độ dân trí còn thấp, tập quán ở một số nơi còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, địa hình phân cắt. - Điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, tốc độ phát triển kinh tế còn chậm. - Công nghiệp chưa phát triển. Nằm ở vùng ngã ba Đông Dương và là nơi hội tụ của các quốc lộ: QL 40, QL14, QL24, Kon Tum cách không xa khu vực phát triển miền Trung (200 - 300 km) là khu vực nằm trong chiến lược phát triển vùng và hệ thống cảng biển miền Trung (khu công nghiệp Liên Chiểu, Dung Quốc, khu kinh tế mở Chu Lai) được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới. Mặt khác cửa khẩu Bờ Y - Ngọc Hồi sau khi được nâng cấp thành cửa khẩu Quốc tế, kết hợp với việc xây dựng và cải tạo các tuyến quốc lộ (QL 40, QL14, QL24) sẽ tạo cho địa bàn tỉnh trở thành khu vực khởi đầu hội nhập, một địa điểm trung chuyển quan trọng trên tuyến thương mại quốc tế, nối Mianma - Đông Bắc Thái Lan - Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, Duyên hải Miền trung và Đông Nam bộ. Đặc điểm khí hậu: Kon Tum nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, nhiệt độ trung bình năm phổ biến các nơi đạt 22 - 230C. Độ ẩm bình quân hàng năm 78-87%. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.730 - 1.880 mm, có sự phân hóa theo thời gian và không gian. Vùng núi phía Bắc và Đông Bắc tỉnh có lượng mưa trung bình hàng năm khá cao 2.500-3.000mm, có nơi trên 3.000mm. Những vùng thấp, thung lũng có lượng mưa 1.600-1.800mm. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4,5 đến tháng 10, 11, tập trung đến 85 -90% lượng mưa hàng năm. Biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn, nhất là vào các tháng mùa khô. Tài nguyên nước. Mạng lưới Thủy văn phát triển trên địa bàn tỉnh KonTum là chủ yếu của lưu vực sông SêSan, bao gồm ba con sông chính: sông ĐăkBla, sông KrôngPôkô và sông Sa Thầy. các sông này có mạng lưới suối, khe nhỏ dày đặc và phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn tỉnh. Tổng lượng dòng chảy của tỉnh KonTum khá lớn, hàng năm đạt 10-11 tỷ m3. Tiềm năng thuỷ điện và thuỷ lợi, nhất là thuỷ lợi rất lớn. Tài nguyên đất. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Kon Tum là 961.450 ha, gồm có 7 nhóm đất, trong đó có 2 nhóm đất có chiếm diện tích lớn nhất là: nhóm đất xám chiếm tỷ lệ cao nhất 93,44% tổng diện tích tự nhiên, kế đến nhóm đất đỏ chiếm 3,36% tổng diện tích tự nhiên. Ngoài ra, cũng có thể kể thêm nhóm đất phù sa chiếm 0,88% tổng diện tích tự nhiên và nhóm đất mùn alit núi cao, một đặc thù của Tỉnh, có tỉ trọng 0,71% tổng diện tích tự nhiên. Đất đai Kon Tum có tầng dày mỏng không đồng đều. Hàm lượng dinh dưỡng của các nhóm đất chính đa phần là trung bình hoặc nghèo, độ chua, độ bazơ thấp. Đất có khả năng phát triển nông nghiệp chủ yếu là các loại đất xám và đất phù sa. Tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có khoảng 214 mỏ, điểm quặng và khoáng hóa, 40 loại khoáng sản. Một số khoáng sản đã được xác định có triển vọng và ý nghĩa đối với phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn nhất như: đá vôi, Bô xít, đá Đolomit, felpat, sét, cát, sỏi,... 5. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học Tổng diện tích đất có rừng toàn tỉnh là: 629.942 ha (Chiếm khoảng 64% tổng diện tích đất tự nhiên). Trong đó, rừng tự nhiên chiếm 597.328 ha. Trong tổng số diện tích rừng tự nhiên có 93.226 ha rừng đặc dụng, bao gồm: Vườn Quốc gia ChưMomRay: 50.734ha, rừng đặc dụng Đăk Uy: 700ha, rừng Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh 41.420ha; khu trồng thêm trong các rừng đặc dụng: 372,4ha. Tổng trữ lượng gỗ rừng khoảng hơn 60 triệu m3 và gần 950 triệu cây tre nứa. Kon Tum là tỉnh phong phú về hệ sinh thái rừng. Các kiểu rừng chính thường gặp tại tỉnh Kon Tum gồm: Rừng kín cây lá kim, rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới hỗn hợp cây lá rộng, rừng nửa rụng lá ẩm nhiệt đới, rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới, rừng thưa khô cây họ dầu (Rừng khộp). Theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon tum có hơn 1.610 loài thuộc hơn 734 chi và 175 họ thực vật. Đặc biệt trong đó có nhiều loài quí hiếm nằm trong sách đỏ cần được bảo vệ và phát triển như: Sâm Ngọc Linh, vàng đắng, Pơmu, cây Gió bầu (trầm hương),v.v... Động vật rừng.Động vật rừng tỉnh Kon Tum rất phong phú, đa dạng có nhiều loài quí hiếm như: bò tót(Bos Gaurus), bò xám(Bos sauveli), hổ(Panthera tigris), trâu rừng(Bubalus bubalis), Voọc, nai, vượn, khỉ, các loài chim Hồng hoàng,Vệt mỏ vằn,... Thực Vật rừng. Theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon tum có hơn 1.610 loài thuộc hơn 734 chi và 175 họ thực vật. Đặc biệt trong đó có nhiều loài quí hiếm nằm trong sách đỏ cần được bảo vệ và phát triển như: Sâm Ngọc Linh, vàng đắng, Pơmu, cây Gió bầu (trầm hương),v.v... Rừng trên địa phận tỉnh Kon Tum bị chiến tranh tàn phá hủy diệt nặng nề nhất so với các tỉnh vùng Tây Nguyên, đặc biệt do các loại chất độc hóa học, nhiều nơi cho đến nay khó có khả năng phục hồi rừng (kể cả trồng lại). Chỉ tiêu khai thác gỗ ở thời kỳ 1976 đến 1988 vượt xa so với mức độ rừng tái sinh và tăng trưởng hàng năm, trong khi đó rừng trồng rất nhỏ lẻ. Bên cạnh đó tình trạng khai thác lậu cả ở những khu rừng cấm, khu bảo tồn thiên nhiên, cùng với nạn phá rừng là nương rẫy đã làm suy giảm nhanh về diện tích và chất lượng rừng. Từ sau năm 1992 đến nay, hiện trạng rừng ở Kon Tum diễn biến theo xu thế tích cực do đầu tư khoanh nuôi rừng, phục hồi rừng tự nhiên và trồng lại rừng, thực hiện chủ trương "đóng cửa rừng", hạn chế mạnh chỉ tiêu khai thác gỗ hàng năm (từ trên 70.000 m3 năm 1992, còn khoảng 25.000 - 30.000 m3 và hiện nay đang thực hiện chủ trương đóng cữa rừng). Nhiều lâm trường trở thành trung tâm lâm sinh với chức năng nòng cốt khôi phục rừng.
Tên gọi Kon Tum Theo truyền thuyết của dân tộc Bana vùng này được lưu lại rằng : Kon Tum ban đầu chỉ là tên gọi của một làng người Bana. Khoảng trước năm 1800 thì chưa có tên gọi Kon Tum. Thuở ấy trong vùng người Bana (nay thuộc thị xã Kon Tum) có làng người địa phương ở gần bên sông ĐăkBla tên gọi là Kon Trang - or. Lúc ấy làng Kon Trang -or rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ giữa các làng luôn thường xuyên có sự gây chiến đánh nhau. Vì thế những người đứng đầu làng Kon Trang - or cũng thường hay đem dân làng mình đi đánh phá các làng khác để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - or có người tên là Ja Xi, có hai con trai là Jơ Rông và Uông; hai người này không thích cảnh những người đứng đầu làng luôn gây chiến đánh nhau với các làng khác, nên đã ra đi làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước cạnh sông ĐăkBla. Vùng đất này rất tốt và có nhiều thuận lợi cho việc định cư sinh sống, nên dần dần nhịều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập ra của người Bana sát bên bờ sông ĐăkBla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Dịch từ tiếng Bana ra tiếng Kinh (Việt), Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là Hồ, ao, bàu n­ớc...); và tên gọi Kon Tum gắn liền với địa danh như nội dung đã đề cập trên. Do vị trí đặc biệt, vùng đất Kon Tum là vùng đất bằng, được dòng ĐăkBla uốn quanh, bồi đắp cho những luồng phù sa màu mỡ, trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, vùng đất nơi đây cũng có những biến đổi, đồng bào các dân tộc tụ hội về đây sinh sống mỗi ngày một đông. Người Kinh khi đến với vùng đất bắc Tây Nguyên qua một thời gian tìm kiếm cũng đã chọn vùng đất Kon Tum làm nơi dừng chân định cư sinh sống lâu dài. Kon Tum từ đó trở thành vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc anh em. Bằng sự cần cù lao động của con người và điều kiện tự nhiên thuận lợi, vùng đất Kon Tum ngày càng phát triển thịnh vượng, không chỉ một làng mà nhiều làng, bao quát cả vùng đất đai rộng lớn. Vùng đất này khi lập thành thị xã cũng mang tên gọi chính thức là Kon Tum; cả khi đơn vị hành chính cấp tỉnh được thành lập Kon Tum vẫn chính thức được dùng làm tên gọi của tỉnh. Đây là vùng địa lý - hành chính được hình thành sớm nhất ở Tây Nguyên.
ĐỊA GIỚI KON TUM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ Kon Tum thuở xa xưa còn rất hoang vắng, người thưa đất rộng; nơi tụ cư của các dân tộc bản địa đầu tiên bao gồm: Xê Đăng, Bana, Gia Rai, Giẻ - Triêng; Brâu, Rơ mâm. Mỗi dân tộc gắn với mỗi vùng cư trú khác nhau. Nét đặc biệt trong thiết chế xã hội cổ truyền của các dân tộc ở tỉnh Kon Tum là tổ chức xã hội duy nhất chỉ có làng. Làng được xem như một đơn vị hành chính mang tính bao quát và cụ thể chi phối mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Mỗi làng mang tính độc lập riêng biệt do một chủ làng là người có uy tín nhất trong làng đứng đầu. Những thế kỷ sau công nguyên, nhất là thế kỷ VII, VIII, Kon Tum - Tây Nguyên trở thành vùng đệm cho sự giao chiến giữa hai quốc gia Chiêm Thành và Chân Lạp. Thiên nhiên và con người nơi đây trở thành mục tiêu cho sự cướp bóc của cải và cướp bắt, buôn bán nô lệ. Chiến tranh khu vực đã lôi kéo người dân vào những cơn lốc chiến triền miên. Sau thế kỷ XII, khi đánh bại được Chân Lạp, Vương quốc Chăm pa đã chiếm đóng Tây Nguyên trong hơn 300 năm, người dân Kon Tum - Tây Nguyên lại bị người Chăm đô hộ. Do đó họ không có thời gian và điều kiện để ổn định và phát triển theo trật tự một tổ chức xã hội cao hơn. Từ năm 1471 Vua Đại Việt bấy giờ là Lê Thánh Tông sau khi chinh phục xứ Chiêm Thành (vùng đồng bằng ven biển nam Trung bộ) đã thu phục được cư dân các dân tộc ở Tây Nguyên và sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ của Đại Việt. Thời chúa Nguyễn đàng trong (thế kỷ XVI), năm 1540 ông Bùi Tá Hán làm tuần tiết xứ Nam - Ngãi được kiêm quản luôn cả các dân tộc miền núi (Trung Sơn - Tây Nguyên). Thời Tây Sơn trong giai đoạn khởi nghĩa 1771 - 1786 ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã xây dựng mối quan hệ đoàn kết với các dân tộc vùng này, sau khi kéo quân ra Bắc đánh tan giặc Thanh, thống nhất đất nước đã sáp nhập Kon Tum - Tây Nguyên vào đất đai chung của Đại Việt. Thời Triều Nguyễn - Gia Long, Kon Tum - Tây Nguyên vẫn là vùng đất đai trực thuộc lãnh thổ Đại Việt. Năm 1840, dưới thời vua Thiệu Trị, triều đình Huế lập một người địa phương Bana tên là Bok Seam làm quan cai trị các bộ tộc Tây Nguyên. Đồng thời cho phép người Kinh và người các dân tộc được phép tự do quan hệ mua bán trao đổi. Từ đây, những lái buôn người Kinh bắt đầu đến với Tây Nguyền để mua bán trao đổi hàng hóa. Trong thời gian này, người Pháp cũng tìm đường đến với Kon Tum để thực thi công việc truỵền đạo. Trong khoảng thời gian từ 1841 - 1850, thực dân Pháp đã đặt được cơ sở Thiên chúa giáo đầu tiên ở Kon Tum. Năm 1858 quân Pháp mở đầu cuộc xâm lược bằng trận đánh vào Đà Nẵng không thành, sau đó chúng quay vào đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định rồi từ đó bành trướng đánh chiếm toàn bộ xứ Nam kỳ. Năm 1867 thực dân Pháp bắt đầu tấn công xâm lược Kon Tum-Tây Nguyên. Bằng những âm mưu thâm độc trong việc chia rẽ giữa các dân tộc trong vùng với nhau... cuối cùng thực dân Pháp cũng đã thôn tính được Kon Tum và Tây Nguyên. Năm 1892 thực dân Pháp đặt ở Kon Tum một tòa đại lý hành chính đầu tiên do một cố đạo người Pháp là Vialleton (Vi an lơ tông) còn gọi là cha Truyền cai quản. Ngày 4.7.1904 thực dân Pháp thành lập tỉnh Plei ku der, bao gồm hai tòa đại lý hành chính: Một tòa Kon Tum trước đó thuộc tỉnh Bình Định và một tòa ở Cheo Reo trước đó thuộc tỉnh Phú Yên. Ngày 25.04.1907 Pháp chính thức bãi bỏ tỉnh Plei Ku der. Toàn bộ đất đai của tỉnh Plei Ku der gồm hai tòa đại lý hành chính Kon Tum và Cheo Reo được sáp nhập trở lại hai tỉnh Bình Định và Phú Yên như ­ trước đó. Ngày 9.02.1913, thực dân Pháp chính thức thành lập tỉnh Kon Tum bao gồm đại lý hành chính Kon Tum tách ra từ Bình Định: đại lý hành chính Cheo Reo tách ra từ Phú Yên và đại lý hành chính Buôn Ma Thuột ( Buôn Ma Thuột trước đó là một tỉnh riêng, nhưng qua năm 1913 giảm tỉnh thành đại lý hành chính sáp nhập với tỉnh Kon Tum). Năm 1917 Pháp thành lập tòa đại lý hành chính An Khê gồm huyện Tân An và khu vực người dân tộc đặt duới quyền cai trị của công sứ tỉnh Kon Tum. Ngày 2.07.1923, đại lý Buôn Ma Thuột được tách ra khỏi tỉnh Kon Tum để thành lập tỉnh Đak Lak. Ngày 03.12.1929, thành lập thị xã Kon Tum (thực tế lúc đó chỉ là thị trấn, gồm tổng Tân Hương và một số làng người dân tộc phụ cận). Ngày 25.05.1932, tách đại lý Plei Ku ra khỏi tỉnh Kon Tum thành lập tỉnh Pleiku (nay thuộc tỉnh Gia Lai). Sau đó đến ngày 09 - 08 - 1943, đại lý hành chính An Khê được tách khỏi tỉnh Kon Tum sáp nhập về tỉnh Pleiku. Từ đó đến năm 1945 tỉnh Kon Tum không còn sự chia tách nữa. Cũng trong thời gian tỉnh Kon Tum thuộc Pháp, bên cạnh bộ máy cai trị của Pháp còn có bộ máy hành chính của chính quyền Nam Triều (Nhà Nguyễn). Hiệu lực của bộ máy Nam Triều phát huy mạnh ở vùng người Kinh. Vùng người dân tộc vẫn chủ yếu tuân theo chế độ chủ làng. Năm 1913 khi tỉnh Kon Tum được thành lập, cũng trong năm đó theo chỉ dụ ngày 26 tháng 05 năm Duy Tân thứ 7, ở Kon Tum có chức quan Nam Tri huyện do một quan người Kinh nắm giữ. Người đầu tiên làm quan tri huyện ở Kon Tum là ông Phan Tử Khâm. Năm 1917, theo chỉ dụ ngày 23 tháng 10 năm Khải Định thứ hai tỉnh Kon Tum được Nhà nước phong kiến Nam Triều lập thành Nam Tri phủ. Theo đó ông Phan Tử Khâm từ chức quan Nam Tri huyện đầu tiên cũng trở thành quan tri phủ thứ nhất tại Kon Tum. Sau ông Phan Tử Khâm, quan tri phủ thứ hai ở Kon Tum là ông Nguyễn Ngọc Hoàng; tiếp đến quan tri phu thứ ba là ông Phan Thúc Ngô và quan tri phủ thứ tư là ông Phùng Duy Cần.Năm 1928, Pháp đặt Kon Tum thành đạo có quản đạo riêng (Nghị định số 168 ngày 20.8.1928 của thực dân Pháp) theo đó quan tri phủ thứ tư là ông Phùng Duy Cần trở thành quan quản đạo thứ nhất ở Kon Tum. Tiếp đó quản đạo thứ hai là ông Hà Thúc Huyến; quản. đạo thứ ba là ông Tôn Thất Toại; quản đạo thứ tư là ông Võ Chuẩn. Năm 1933 sau khi đại lý PleiKu được tách ra khỏi Kon Tum thì đạo Kon Tum còn lại Tổng Tân Hương gồm 10 làng và huyện Tân An có 3 tổng, 29 làng. Năm 1943 đại lý An Khê tách khỏi tỉnh Kon Tum sáp nhập về tỉnh Plei Ku, theo đó toàn bộ đất đai và dân cư của huyện Tân An cũng sáp nhập về Plei Ku (Gia Lai). Tỉnh Kon Tum lúc bấy giờ chỉ còn lại Tổng Tân Hương và toàn bộ đất đai vùng đồng bào dân tộc. Tổng Tân Hương là tên gọi tiền thân của thị xã Kon Tum hiện nay. Tổng Tân Hương là nơi hội tụ của các làng người Kinh bằng nhiều nguyên nhân khác nhau lên lập nghiệp tại tỉnh Kon Tum. Theo thứ tự, các làng của Tổng Tân Hương được thành lập theo thời gian và tên gọi như sau : Sớm nhất là làng Tân Hương ( 1874 ); Phương Nghĩa (1882); Phong Quí (1887); Phương Hòa (1892); Phụng Sơn (1924); Ngô Thạnh (1925); Ngô Trang (1925); Phước Cần (1927); Trung Lương (1914); Lương Khê (1927)... Tháng 8.1945, khởi nghĩa giành chính quyền thành công trên toàn quốc. Ở Kon Tum, ngày 25.8.1945 quần chúng nhân dân hướng theo Việt Minh nổi dậy giành chính quyền thắng lợi. Sau đó chính quyền cách mạng (Việt Minh) tổ chức lại tỉnh Kon Tum thành 4 đơn vị hành chính gồm các huyện Đakglei; Đaktô; Konplong, riêng Kon Tum lập thành thị xã Kon Tum, chính quyền cách mạng lâm thời ở tỉnh Kon Tum được thành lập đóng tại thị xã Kon Tum để lãnh đạo nhân dân bắt tay xây dựng cuộc sống mới. Ngày 26.06.1946 thực dân Pháp tấn công và chiếm lại tỉnh Kon Tum, thiết lập trở lại bộ máy cai trị vùng này. So với trước Cách mạng tháng 8.1945, bộ máy thống trị và chính sách cai trị của Pháp từ tỉnh đến làng cũng không mấy thay đổi : Đứng đầu bộ máy hành chính cấp tỉnh có quyền lực cao nhất là một công sứ người Pháp; bên duới có các huyện thường do các tên đồn trưởng người Pháp nắm giữ rồi. Đến làng, Pháp tập hợp bọn tay sai người địa phương tiếp tục hoạt động phục vụ cho bộ máy cai trị của chúng. Đặc biệt là dụ dỗ, mua chuộc lôi kéo các chủ làng để nắm giữ bộ máy quyền lực ở cơ sở. Về phía cách mạng : Sau khi Pháp tái chiếm Kon Tum, chính quyền cách mạng lâm thời tan rã, tổ chức Đảng bị phân tán thất lạc. Thời gian này, tỉnh Kon Tum chịu sự quản lý chỉ đạo về hành chính của xứ ủy Trung Kỳ và Phân ban vận động quốc dân thiểu số Nam Trung Bộ. Tháng 1.1947 thành lập Phân khu 15 trong đó nòng cốt là tỉnh Kon Tum và các huyện miền tây hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Trên thực tế hành chính của tỉnh Kom Tum vẫn giữ nguyên nhưng chịu sự quản lý chi phối của Phân khu 15 về các mặt hoạt động quân sự. Tháng 8.1947, Khu 15 Tây Nguyên được thành lập tỉnh Kon Tum là một trong những đơn vị hành chính trực thuộc Khu 15. Tháng 3.1950, theo chủ trương của Liên khu ủy 5, tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai được sáp nhập thành tỉnh Gia - Kon. Ban cán sự tỉnh Gia - Kon ra quyết định thành lập bảy khu (huyện). Địa bàn tỉnh Kon Tum tổ chức thành 3 khu : Khu 1 (Đăkglei); Khu 2 (Đăktô); Khu 3 (Konplong). Tháng 10.1951, theo quyết định của Liên khu ủy V, tính Kon Tum và các huyện phía tây Quảng Ngãi hợp nhất thành mặt trận miền Tây. Tháng 2. 1954, Kon Tum là tỉnh đầu tiên và duy nhất ở Tây Nguyên được hoàn toàn giải phóng. Một thời gian sau đó, Mặt trận miền Tây cũng được giải thể. Theo tinh thần hiệp định Giơnevơ được ký kết (20.07.1954) tỉnh Kon Tum bước vào một thời kỳ lịch sử mới. Thời kỳ từ 7.1954 - 3.1975 Về phía địch : Sau khi hiệp định đình chiến Giơnevơ được ký kết (7.1954) Mỹ - Ngụy tiếp quản Kon Tum; một thời gian sau (năm 1958), chúng chia bộ máy hành chính tỉnh Kon Tum gồm : Tòa hành chính Kon Tum - bộ máy hành chính cấp tỉnh, bên dưới gồm các quận: quận Kon Tum; quận Đăktô; quận Konplong; quận Đăksút. Năm 1958 địch thành lập quận Toumơrông, sau đó năm 1959 địch thành lập thêm quận Chương Nghĩa. Sang năm 1960 địch bãi bỏ quận Konplong. Như vậy trên thực tế quận Toumơrông và Chương Nghĩa chiếm trọn diện tích của quận Konplong trước đó. Một phần đất còn lại của quận Konplong không thuộc phạm vi của hai quận mới được sát nhập về quận Kon Tum. Năm 1961, quận"Chương Nghĩa bao gồm phần đất phía đông sông Đăks Nghé giáp với Ba tơ (Quảng Ngãi) địch giao về cho tỉnh Quảng Ngãi. Tỉnh Kon Tum còn lại 4 đơn vị hành chính cấp quận gồm: Kon Tum; Đăktô; Đăksút; Toumơrông. Từ sau năm 1965, phân cấp hành chính của chính quyền Ngụy Sài Gòn tại Kon Tum có sự thay đổi. Đối với các khu vực thị xã, thị trấn đông dân, địch vẫn giữ nguyên cấp quận; những nơi xa xôi, ít dân cư hơn chúng giảm quận mà đặt thành Phái viên hành chính (PVHC). Năm 1970 bộ máy hành chính của địch ngoài tòa hành chính và các ty sở ở tính; bên dưới có các cấp sau : Quận Kon Tum, quận Đăktô, PVHC Đăksút, PVHC Măng Buk, PVHC Chương Nghĩa (quận Chương Nghĩa giao về Quảng Ngãi một thời gian sau đó được nhập về trở lại tỉnh Kon Tum). Năm 1972 địch cải danh chi khu Đăkpét thành quận Đăksút để mở rộng chức năng về mặt hành chính. Sau chiến dịch Xuân - Hè 1972. Ta giải phóng Đăk Tô – Tân Cảnh và đại bộ phận các vùng nông thôn, vùng kiểm soát của địch bị thu hẹp đáng kể; quận lỵ Đăktô của địch phải l­ưu vong về đóng tại đèo Sao Mai (đông nam thị xã Kon Tum); các chi khu Đăkpét; Măng Đen; Măng Búk bị cô lập giữa vùng giải phóng của ta. Địch chỉ còn co cụm phần lớn tại khu vực thị xã Kon Tum. Năm 1974 ta tấn công tiêu diệt hoàn toàn các chi khu Đăkpét, Măng Đen, Măng Buk. Đầu năm 1975 tận dụng thời cơ thắng lợi nổ ra ở Buôn Ma Thuột; ngày 17.03 quân dân trong tỉnh đã nổi dậy tấn công vào đầu não của địch ở nội thị, giải phóng thị xã, giải phóng toàn tỉnh Kon Tum. Về phía ta : - Đầu năm 1955 toàn tỉnh được chia thành 6 khu nông thôn (tương đương huyện) và một thị xã : Khu 1 : Lúc đầu là vùng đông và bắc thị xã Kon Tum, từ bờ sông Pô cô (phía tây) đến bờ sông ĐăksNghé (phía đông). Khu 2 : Bao gồm toàn huyện Konplong ngày nay. Khu 3 : Gồm phía Đăkglei đến vùng Đăkhà (Đăktô) giáp với khu 6 và giáp với huyện Konplong ngày nay. Khu 4 : Là vùng tây huyện Đăkglei từ giáp Quảng Nam đến Đa Nây Pui, phía tây giáp biên giới Lào. Khu 5 : Được hình thành và giải thể trước khi có hiệp định Giơnevơ nên không còn. Một phần khu 5 nhập vào khu 4, phần còn lại nhập vào khu 6. Khu 6 : Từ Vomơna, phía đông giáp Măng Buk đến vùng Kayong giáp biên giới Lào, phía bắc giáp vùng Đăkhà, phía nam đến Konhnông giáp với Võ Định. Khu 7 : Thuộc huyện Sa Thầy hiện nay.- Cuối năm 1956 đầu 1957, do sự thay đổi của tình hình nên có sự sắp xếp lại các khu và chuyển đổi thành huyện :Cắt một phần khu 3 giáp với khu 6 thành khu 8. Cắt một phần nam khu 2 thành khu 9. Sau đó giải thể khu 6, phân lại thành các huyện : + Khu 1 và một phần khu 6 sáp nhập thành huyện H16+ Khu 2 và khu 9 sáp nhập thành huyện H29 . + Khu 3 chuyển thành H30+ Khu 8 và một phần khu 6 sáp nhập thành H80
DU LỊCH KOMTUM
1.Con đường xanh Tây Nguyên Có thể nói, cùng với Con đường di sản miền Trung và Đường Trường Sơn huyền thoại, Con đường xanh Tây Nguyên có thể là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn của VN trong những năm tớiTổng cục Du lịch đã có chuyến khảo sát các điểm du lịch ở năm tỉnh Tây Nguyên để xây dựng tour du lịch Con đường xanh Tây Nguyên. Đây sẽ là một trong những sản phẩn đặc trưng nhất của khu vực Tây Nguyên nối liền năm tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Con đường này nối các điểm du lịch nổi tiếng của Tây Nguyên, tạo thành một sản phẩm độc đáo, thu hút du khách bởi tính khám phá và mạo hiểm, đặc biệt là đối với những người yêu thích thiên nhiên, yêu vùng đất cao nguyên đầy nắng gió... Theo các nhà khoa học, Con đường xanh Tây Nguyên bắt đầu từ thành phố Đà Nằng theo đường Hồ Chí Minh lên tỉnh Kon Tum. Trên tuyến này, du khách có thể tham quan những khu rừng nguyên sinh bạt ngàn ở phía Bắc Tây Nguyên (Chư Mô Ray, Sa Thầy...), tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống của người Bana, Xơ Đăng... đặc biệt là Lễ đâm trâu của người Bana. Tại thị xã Kon Tum, du khách có thể ghé thăm ngục Kon Tum- một di tích lịch sử nổi tiếng trong thời kỳ chống Pháp và Mỹ và các chiến trường xưa Đắc Tô, Tân Cảnh, đồi Charlie, sân bay Phượng Hoàng... Từ Kon Tum, có thể đi thuyền vượt sông sang thủy điện Yaly, Gia Lai. Du khách sẽ được ngắm nhìn mặt hồ Yaly mênh mông giữa núi rừng Tây Nguyên, những con sóng nhấp nhô như đùa giỡn với sương núi, mây trời. Du khách cũng có dịp để ghé thăm Biển Hồ - một khu du lịch nổi tiếng. Tạm biệt bình nguyên Gia Lai, vẫn theo Quốc lộ 14, con đường dẫn về “thủ phủ Tây Nguyên” - TP Buôn Ma Thuột. Thế nhưng, trước khi vào “xứ sở cà phê”, xin quý khách rẽ sang đường 681 dẫn về huyện Ea Súp (Đắk Lắk) để ngắm sông nước, mây trời của công trình thủy lợi Ea Súp Thượng. Đây được xem là “bồn chứa nước” của cả một vùng Ea Súp trù phú. Sau khi bơi thuyền ngắm cảnh du khách sẽ theo Tỉnh lộ 1 trở về Trung tâm Du lịch văn hóa - sinh thái Buôn Đôn, nơi được xem là xứ sở của loài voi châu Á. Tại đây, du khách sẽ được đi dạo trên cầu treo bắc qua dòng Sêrê Pôk tuôn trào dưới rừng cây cổ thụ, được cưỡi voi dạo rừng, vượt suối, ngồi ca-nô băng qua dòng Sêrê Pôk đến Vườn Quốc gia Yok Đôn để ngắm nhìn cái ngút ngàn của núi rừng. Đến Buôn Ma Thuột, chắc chắn du khách sẽ ngỡ ngàng trước sự “thay da đổi thịt” của TP vừa tròn 100 năm tuổi này. Buôn Ma Thuột được xem như một chàng trai đang vươn mình để sớm trở thành trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của khu vực Tây Nguyên. Ở Buôn Ma Thuột, du khách nên dành thời gian để được làm “vua” một lần ở hồ Lăk. Từ biệt điện Bảo Đại nhìn xuống, về phía Nam, du khách có thể thu trọn trung tâm huyện lỵ Lăk trong tầm mắt. Ngoái nhìn phía Tây, một đồng bằng thu nhỏ hiện ra trước mắt với những ruộng lúa xanh ngút chân trời nhìn về phía Nam, gặp ngay hồ Lăk rộng đến trên 500 hécta. Ở hồ Lăk về đêm, du khách sẽ tham dự lễ hội cồng chiêng của người M'nông trong men rượn cần ngây ngất, được thưởng thúc thú ẩm thực của người Tây Nguyên. Từ Buôn Ma Thuật, đi ô tô khoảng 30 cây số là đến thác Gia Long ầm ầm nước đổ, bọt tung trắng xóa giữa rừng cây rậm rạp hay xuôi về vài ki-lô-mét, bạn sẽ gặp thác D'ray Nur - một trong những thác nước đẹp nhất Tây Nguyên - trông như một bức tường nước nối đôi bờ Sêrê Pôk và nối liền hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Rời “thủ phủ Tây Nguyên”, du khách sẽ về với Đắk Nông, vùng đất được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai”, với địa hình như chiếc bát úp, đồi núi chập chùng, thông reo đầu gió. Đắk Nông chào đón du khách bằng những tiếng thác vang vọng cả núi rừng, đó là hệ thống thác Đ'ray Sáp - Gia Long - Trinh Nữ đã bao lần níu chân du khách. Tạm biệt Đắk Nông, dọc theo Quốc lộ 28 lên Đà Lạt -thành phố ngàn hoa. Ở Đà Lạt, du khách sẽ có dịp để dạo chơi, thăm thú thung lũng Tình Yêu, hồ Xuân Hương, đồi thông hai mộ, khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng, khu du lịch Tuyền Lâm... và nếu thích mạo hiểm, hãy thử một lần chinh phục đỉnh Langbiang hùng vĩ. Và Con đường xanh Tây Nguyên kết thúc ở thành phố mộng mơ này. Theo các nhà hoạch định, Con đường xanh Tây Nguyên có thể bắt đầu từ Đà Nẵng lên Kon Tum và kết thúc ở Đà Lạt nếu bạn là những du khách thích khám phá đến từ miền Bắc và miền Trung; còn nếu bạn là những du khách đến từ các tỉnh phía Nam, hãy bắt đầu chuyến khám phá của mình từ TPHCM lên Đà Lạt theo tuyến ngược lại và sẽ kết thúc ở Kon Tum.
2.Di tích chiến thắng Ðăktô-Tân Cảnh Ngày nay, đi qua căn cứ E42 ĐăkTô - Tân Cảnh ngày xưa, du khách thấy sừng sững một bia tưởng niệm về chiến tích anh hùng của quân dân ta thời chống giặc cứu nước. Gần đây, tỉnh đã đầu tư xây dựng cụm tượng đài chiến thắng ĐăkTô - Tân Cảnh rất hùng tráng. Bên cạnh tượng đài là hai chiếc xe tăng cách mạng đã từng tham gia trận đánh năm 1972. Khu di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (1993). Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Đăktô - Tân Cảnh là căn cứ quân sự mạnh nhất của Ngụy quyền Sài Gòn ở Bắc Tây Nguyên. Đầu năm 1972, ở đây có: 28 tiểu đoàn bộ binh, 6 tiểu doàn pháo binh. 4 tiểu đoàn thiết giáp. Phần lớn lực lượng được bố trí ở dãy cao điểm phía Tây sông Pôcô, hình thành tuyến phòng ngự lâm thời từ xa. Về lực lượng quân đội ta, gồm các trung đoàn chủ lực của Tây Nguyên: 28, 66, 95, 24B (Sư đoàn 10 - Đoàn Đăktô ngày nay) phối hợp với bộ đội địa phương tỉnh Kontum. Đúng 15 giờ ngày 23-4-1972, pháo binh ta nã đạn dồn dập vào căn cứ Tân Cảnh, cứ điểm mạnh nhất của địch. 1 giờ sáng 24-4-1972 xe tăng T54 xông thẳng qua thị trấn Tân Cảnh, lao lên mở cửa phía Đông căn cứ Tân Cảnh. Chớp thời cơ địch còn hoảng sợ khi thấy xe tăng ta, tiểu đoàn 9 cùng đội công tác tỉnh Kontum kêu gọi nhân dân nổi dậy. 5 giờ 55 phút ngày 24-4-1972 thị trấn Tân Cảnh được giải phóng. Lúc này cuộc chiến đấu ở căn cứ E42 Tân Cảnh diễn ra dữ dội. Xe tăng T54 - 377 của ta đã tiêu diệt 7 xe tăng địch. Quân ta dần dần làm chủ tình hình. 11 giờ trưa 24-4-1972, trung đoàn 66 của ta hoàn toàn làm chủ căn cứ Tân Cảnh. Quân ta bắn rơi 8 máy bay, thu 9 xe tăng, 20 pháo 105 ly, gần 100 xe quân sự, hàng vạn quả pháo và toàn bộ phương tiện chiến tranh của địch, bắt 429 tù binh ngụy. Ngay khi Tân Cảnh sắp bị tiêu diệt, Bộ Tư lệnh quân giải phóng mặt trận cánh Đông đã cho pháo binh bắn phá căn cứ ĐăkTô 2 (sân bay Phượng Hoàng). 8 giờ sáng 24-4-1972, E1 (F2) đánh thẳng vào Sở Chỉ huy E47 ngay ở sân bay Phượng Hoàng, 4 xe tăng T54 và một pháo tự hành cấp tốc rời căn cứ Tân Cảnh chi viện cho mũi tấn công tại căn cứ ĐăkTô 2. Sức kháng cự của E47 ngụy nhanh chóng bị đè bẹp, quân ta làm chủ căn cứ Đăktô 2. Cụm phòng ngự mạnh của địch ở căn cứ Tân Cảnh - ĐăkTô 2 bị tiêu diệt. Quân địch đóng ở các căn cứ NgokBờ lêng, NgokRinh Rua, Tri Lễ, quận ĐăkTô, rút chạy toán loạn. Một vùng đất từ Diên Bình, qua Tân Cảnh đến ĐăkTô, về ĐăkMot và hàng chục ngàn đồng bào các dân tộc Kontum được giải phóng. Ngày nay, đi qua căn cứ E42 ĐăkTô - Tân Cảnh ngày xưa, du khách thấy sừng sững một bia tưởng niệm về chiến tích anh hùng của quân dân ta thời chống giặc cứu nước. Gần đây, tỉnh đã đầu tư xây dựng cụm tượng đài chiến thắng ĐăkTô - Tân Cảnh rất hùng tráng. Bên cạnh tượng đài là hai chiếc xe tăng cách mạng đã từng tham gia trận đánh năm 1972. Khu di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (1993).
3.Làng Ba Na
Vị trí: Ở Tây Nguyên thuộc tỉnh Kon Tum.Đặc điểm: Làng Ba Na là những nếp nhà sàn dựng trên nền đất hình vuông hay hình chữ nhật, cầu thang lên nhà thường là một thân cây gỗ, đục đẽo thành nhiều bậc khá công phu. Dân tộc Ba Na là một trong ba dân tộc bản địa đông người nhất ở Tây Nguyên, họ sống nhiều nhất ở tỉnh Kon Tum. Ba Na Kon Tum là tên cộng đồng người Ba Na tập trung ở thị xã Kon Tum. Theo tiếng Ba Na thì Kon nghĩa là làng, Tum nghĩa là hồ, ao. Kon Tum là làng có nhiều ao, hồ. Đến thăm làng Ba Na, du khách sẽ nhìn thấy những nếp nhà sàn dựng trên nền đất hình vuông hay hình chữ nhật, cầu thang lên nhà thường là một thân cây gỗ, đục đẽo thành nhiều bậc khá công phu. Người Ba Na là dân tộc đầu tiên ở Tây Nguyên biết dùng chữ viết trong đời sống và dùng trâu bò để cày ruộng. Tuy nhiên họ cũng chưa biết tổ chức cuộc sống khoa học, gạo chỉ giã đủ ăn từng ngày. Trước đây người Ba Na có truyền thống săn bắn giỏi, tới gia đình nào bạn cũng có thể nhìn thấy có vài cái nỏ bằng gỗ rất chắc. Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, giữa sàn nhà người Ba Na là bếp lửa luôn luôn đỏ than. Bếp cũng là trung tâm sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình. Ðàn ông Ba Na thường có vết sẹo ở ngực. Ðó là vết tích do họ tự gây nên bằng cách lấy lửa hoặc than hồng dí vào ngực khi trong nhà có người chết, để tỏ lòng thương tiếc người quá cố.
4.Nhà mồ Tây Nguyên
Vị trí: Nhà mồ Tây Nguyên có ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên.Đặc điểm: Nhà mồ Tây Nguyên được xây cất theo phong tục tang lễ ở vùng Tây Nguyên, lúc đầu là chòi nhỏ sơ sài, sau đó một hoặc vài ba năm thân nhân gia đình người chết dựng lại nhà mồ mới khang trang, trang trí nhiều tượng gỗ.Theo phong tục tang lễ của một số tộc người ở vùng Tây Nguyên, sau khi chôn người chết, người ta làm một chòi nhỏ sơ sài trên nấm mộ để che mưa che nắng cho người chết. Trong chòi thường đặt một số đồ dùng của người đã khuất. Sau đó một hoặc vài ba năm, thân nhân gia đình người chết phá nhà mồ cũ, dựng nhà mồ mới khang trang hơn, kiên cố hơn, trang trí tượng gỗ, có hàng rào xung quanh nhà mồ. Tục phá chòi, dựng nhà mồ mới của một số tộc người ở Tây Nguyên thường được tổ chức vào mùa xuân (mùa khô) và được coi như một lễ hội lớn (lễ bỏ mả) của dân bản. Người ta đưa đến nghĩa địa rượu, thịt, cá, các vật cúng tế. Thân nhân người quá cố và dân bản cùng vui mừng, ăn uống, nhảy múa trong một hay nhiều ngày bên nhà mồ để chia biệt vĩnh viễn người quá cố. Tục bỏ nhà mồ theo quan niệm sau sự kiện này thì người sống hết trách nhiệm trông nom, thờ cúng cho người quá cố và được giải thoát mọi giàng buộc, nếu còn trẻ có thể lấy vợ (hoặc chồng) khác; còn người quá cố sẽ được đầu thai sang kiếp khác…
5.Nhà thờ gỗ KontumS