Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2008

Bình Thuận

Bình Thuận

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, với bờ biển dài 192 km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná, Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu, Bà Rịa-Vũng Tàu. Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Thủ phủ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết, cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km.

Diện tích

Tổng diện tích: 7.828 km²

  • Chiều dài bờ biển: 192 km
  • Diện tích vùng lãnh hải: 52.000 km²

Diện tích qua các thời kỳ:

  • 1991 (số liệu Tổng cục Thống kê): 7.892 km²
  • 1994-1998: 7.992 km²
  • 1999 (Tổng điều tra dân số): 7.828 km²
  • 2001 7.892 km²
  • 2004: 7.828,4 km²
  • 2005: 7.830,47 km²

Dân cư

  • Dân số: 1.135.900 người (2004); 359.244 (1971)
  • Mật độ: 145 người/km²
  • Số nam: 565.700 người; số nữ: 570.200 người
  • Thành thị: 394.200 người; nông thôn: 741.700 người

Có 34 dân tộc cùng sinh sống ở Bình Thuận, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh; tiếp đến là các dân tộc Chăm, Giarai, Hoa (tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa - thành phố Phan Thiết), Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng.

Dân số qua các thời kỳ:

  • 1991 (số liệu Tổng cục Thống kê): 812.547 người
  • 1992: 830.000 người
  • 1993: 858.700 người
  • 1994: 882.200 người
  • 1995: 951.700 người
  • 1996 (số liệu Tổng cục Thống kê): 924.500 người
  • 1997: 924.500 người
  • 1998: 963.700 người
  • 1999 (Tổng điều tra dân số 1-4): 1.047.040 người; 1999 (Tổng cục Thống kê): 1050.900 người (trung bình năm)
  • 2000 (Tổng cục Thống kê): 1065.900 người
  • 2001: 1.079.700 người
  • 2002: 1.096.700 người
  • 2003: 1.120.000 người
  • 2004 (Tổng cục Thống kê): 1.135.900 người (trung bình năm)
  • 2005: 1.157.332 người (trung bình năm)

Hành chính

Hiện nay Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính bao gồm:

Bình Thuận thuộc vùng nào?

Hiện nay, đa số sách báo, trong đó có các sách giáo khoa, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam đều xếp Bình Thuận vào vùng duyên hải Nam (hoặc cực Nam) Trung Bộ. Riêng Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số tài liệu lấy số liệu của Tổng cục Thống kê) lại xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ (chẳng hạn, xem [1]). Xét về mặt lịch sử (xem phần dưới) thì Bình Thuận chỉ được xếp vào Nam Kỳ trong thời gian khoảng 1 năm (1883-1884), sau đó lại trả về Trung Kỳ cho tới nay.

Website của Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam cũng xếp 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ trong số liệu thống kê vùng Đông Nam Bộ (xem [2]), nhưng ở phần khác lại xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào "vùng Duyên hải miền Trung", tách biệt với Đông Nam Bộ (xem [3]).

Địa hình

Địa hình Bình Thuận bao gồm 4 dạng cơ bản: núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển. Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo của huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trên địa bàn tỉnh có một số núi cao như: Đa My (1.642 m), Dang Sruin (1.302 m), Ông Trao (1.222 m), Gia Bang (1.136 m), núi Ông (1.024 m) và Chi Két (1.017 m). Một số nhánh mũi chạy ra sát biển tạo nên các mũi La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Mũi Rơm và Mũi Nhỏ.

Khí hậu

Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt:

  • Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10
  • Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
  • Nhiệt độ trung bình: 27°C
  • Lượng mưa trung bình: 1.024 mm
  • Độ ẩm tương đối: 79%
  • Tổng số giờ nắng: 2.459

Giao thông

Thành phố Phan Thiết cách Tp. Hồ Chí Minh 198 km, cách Hà Nội 1.518 km.

Đường bộ

Là tỉnh nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam, hiện nay, Bình Thuận có ba tuyến quốc lộ chạy qua, tất cả đều đã được nâng cấp, mở rộng hoàn toàn.

Các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng khác cũng đang được chính quyền địa phương huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, mở rộng và kéo dài thêm đảm bảo cho sản xuất, lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân.

Đường sắt

Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km và 11 ga, quan trọng nhất là ga Mương Mán. Trong thời gian tới, tỉnh sẻ xây mới ga Phan Thiết nhằm phục vụ du lịch.

  • Đường biển: Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192 km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Hiện tại, cảng biển Phú Quý đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào. Cảng Phan Thiết đang được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn.
  • Đường hàng không: Để phục vụ nhu cầu đi lại, nhất là đối với khách du lịch, nhà đầu tư ngày càng nhiều, tỉnh Bình Thuận đang kêu gọi đầu tư để khôi phục lại sân bay Phan Thiết.

Xe buýt

Hiện đang hoạt động các tuyến:

  • Số 1: Tiến Lợi - Mũi Né - Hòn Rơm
  • Số 2: Tiến Lợi - Ma Lâm - Hàm Trí
  • Số 3: Phan Thiết - Phú Long - Ngã ba Gộp - Lương Sơn
  • Số 4: Tà Cú - Phan Thiết - Phú Long
  • Số 6: Phan Thiết - Kê Gà - Tân Thành
  • Số 7: Phan Thiết - Mương Mán - Hàm Cần

Điện năng

Có 3 nguồn điện chính:

  • Từ nhà máy thủy điện Đa Nhim qua lưới truyền tải 110 KV
  • Từ nhà máy thủy điện Hàm Thuận Đa Mi qua lưới truyền tải 110 KV
  • Trạm phát điện diesel 3800 KW

Trong đó, cung cấp điện cho khu vực thành phố Phan Thiết có trạm biến áp trung tâm Phan Thiết công suất 50 MVA, và sẽ được nâng cấp mở rộng lên 80-100 MVA. Hệ thống lưới điện tại Thành phố Phan Thiết cũng đang được nâng cấp cải tạo, đáp ứng đủ các nhu cầu khu dân cư và khu công nghiệp Phan Thiết.

Cung cấp nước

Nhà máy nước Phan Thiết có công suất 25.000 m³/ngày đêm, hiện đang nâng cấp, mở rộng hệ thống đường ống bằng nguồn vốn ADB, đảm bảo đáp ứng đủ các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Tại các huyện đều có trạm cấp nước quy mô nhỏ 500-2000 m³/ngày đêm.

Lịch sử

Đất Bình Thuận nguyên thuộc nước Nhật Nam ngày xưa, sau là đất củaChiêm Thành. Vì chiến tranh liên miên nên Chiêm Thành mất dần đất đai.

  • Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh chiếm đất Phan Lang (sau gọi là Phan Rang), và chỉ để lại mảnh đất phía Tây cho Chiêm Thành.
  • Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy luôn mảnh đất còn lại đặt tên là Thuận Phủ và năm 1694 đặt là Thuận Thành trấn.
  • Năm 1697: Lập Bình Thuận phủ gồm 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Sau cải thành Bình Thuận Dinh. Đời vua Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến vua Minh Mạng đổi lại Bình Thuận phủ.
  • Năm 1827: Minh Mạng đặt ra hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận và hai huyện Tuy Phong và Tuy Định. Bình Thuận được đặt thành tỉnh và giao cho quan Tuần phủ Thuận Khánh kiêm nhiệm luôn tỉnh Khánh Hòa.
  • Năm 1883: Hòa ước ký với Pháp (ngày 23 tháng 7) sáp nhập Bình Thuận vào Nam Kỳ.
  • Năm 1884: Hòa ước Patenôtre (ngày 6 tháng 6) lại đưa Bình Thuận về Trung Kỳ.
  • Năm 1888, vua Đồng Khánh chuyển phủ Ninh Thuận vào Khánh Hòa.
  • Năm 1900, vua Thành Thái đặt huyện Tuy Lý và lấy huyện Tánh Linh trước thuộc Đồng Nai Thượng sáp nhập vào Bình Thuận.
  • Năm 1905: Phủ Di Linh được nhập vào Bình Thuận.
  • Trước năm 1975: Bình Thuận có 8 Quận: Hàm Thuận, Phú Quý, Thiện Giáo, Hải Long, Hải Ninh, Hòa Đa, Tuy Phong và Phan Lý Chàm.
  • Năm 1976: Bình Thuận sáp nhập với Bình TuyNinh Thuận thành tỉnh Thuận Hải.
  • Đến tháng 4 năm 1992, Thuận Hải lại chia ra thành hai tỉnh riêng: Bình Thuận và Ninh Thuận. Quyết định chia tách ghi ngày 26 tháng 12 năm 1991.

Bình Thuận bây giờ vẫn bao hàm cả Bình Tuy (huyện Hàm Tân bây giờ).

Bề dày văn hoá

Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, nhất là văn hoá Chăm pa với nhóm di tích tháp Chàm cổ Pôshanư, đền thờ Poklong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc quý hiếm được bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ, trong đó có vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu. Người Chăm là một trong những người đầu tiên phát hiện ra công dụng của nước khoáng Bình Thuận. Họ đã dùng nước khoáng này chữa bệnh và chế nước thơm rửa tượng thánh. Bằng nước khoáng Bình Thuận, vào thế kỷ 13, người Chăm đã chữa khỏi bệnh phong cho vua Chế Mân của họ. Công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần và cũng là hoàng hậu của vua Chế Mân rất ngạc nhiên về sự màu nhiệm, huyền bí của suối nước này nên đã đặt tên suối là Vĩnh Hảo. Người Pháp cũng khai thác nước khoáng Vĩnh Hảo từ năm 1920. Đến nay, nước khoáng Vĩnh Hảo đã nổi tiếng trong nước và đang từng bước vươn ra xuất khẩu trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới.

Kinh tế

Theo sự sắp đặt về kinh tế, hiện nay, Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Phần đất liền của Bình Thuận nằm trong giới hạn 10°35'-11°38' Bắc và 107°24'-108°53' Đông.

Thủy sản

Nhiều sông suối bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh thuộc Lâm Đồng đã chảy qua Bình Thuận để ra biển. Tính chung, các đoạn sông qua Bình Thuận có tổng chiều dài 663 km, trong đó có sông Cà Ty (76 km), sông La Ngà (74 km), sông Quao (63 km), sông Lòng Sông (43 km), sông Phan (40 km), sông Mao (29 km) và sông Luỹ (25 km).

Bình Thuận có vũng lãnh hải rộng 52 nghìn km² nên Bình Thuận là một trong ba ngư trường lớn của Việt Nam trữ lượng khai thác đánh bắt hải sản đạt 240.000 tấn hải sản các loại, là điều kiện chế biến thủy sản xuất khẩu. Sò điệp là đặc sản của biển Bình Thuận, tập trung ở 4 bãi chính là: La Khế, Hòn Rơm, Hòn CauPhan Rí, cho phép đánh bắt 25-30 nghìn tấn/năm.

Nông - Lâm nghiệp

Tỉnh Bình Thuận có 151.300 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên 50.000 ha đất lúa. Sẽ phát triển thêm 100.000 ha đất sản xuất nông nghiệp.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển. Đang đầu tư để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả với:

Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển các ngành công nghiệp chế biến từ cây công nghiệp, lương thực, thực phẩm... Với diện tích 400.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ 25 triệu m³ và thảm cỏ là tiền đề thuận lợi để lập các nhà máy chế biến gỗ và phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc và lập nhà máy chế biến thịt , heo...

Khoáng sản

Tỉnh Bình Thuận có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn:

  • Nước khoáng thiên niên bicarbonat: hơn 10 mỏ trữ lượng cao, chất lượng tốt (trong đó có cả mỏ nước khoáng nóng 700 độ C) có thể khai thác trên 300 triệu lít/năm. Trong đó, 2 mỏ đang được khai thác và kinh doanh đó là Vĩnh Hảo và Đa Kai.
  • Cát thủy tinh: 4 mỏ ở Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Hàm Tân với trữ lượng trên 500 triệu m³, chất lượng đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu, phù hợp để sản xuất thủy tinh cao cấp, kính xây dựng, gạch thủy tinh.
  • Đá granít: trữ lượng rất lớn, phân bố khắp nơi.
  • Sét bentonit: dùng trong công nghiệp hóa chất và khai thác dầu mỏ, trữ lượng khoảng 20 triệu tấn. Quặng Sa khoáng nặng để sản xuất titan, zircon, trữ lượng khoảng một triệu tấn. Tại Vĩnh Hảo có diện tích trên 1.000 ha, sản lượng 150.000 tấn/năm...
  • Zircon 4 triệu tấn dẫn đầu cả nước về trữ lượng này.
  • Dầu khí đang được xem là thế mạnh kinh tế mới của tỉnh Bình Thuận, với nhiều mỏ dầu có trữ lượng lớn đã được phát hiện cách đất liền 60 km; có 3 mỏ dầu Rạng Đông, Sư tử đen và Rubi đang khai thác. Hai mỏ: Sư tử trắng và Sư tử vàng chuẩn bị khai thác. Chính phủ và các bộ, ngành trung ương đang quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp dầu khí tại Bình Thuận để hình thành trung tâm dự trữ dầu mỏ nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và xuất khẩu.

Du lịch

Ngày 24 tháng 10 năm 1995, hàng vạn người bao gồm các nhà khoa học, khách du lịch trong nước và quốc tế đổ về núi Tà Dôn (huyện Hàm Thuận Bắc) và Mũi Né - Phan Thiết để chiêm ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn phần cũng đồng thời nhận ra nơi này có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng du lịch phong phú. Đây được coi là mốc thời gian mà Bình Thuận bắt đầu có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.

Đã đầu tư xây dựng các quần thể du lịch - nghỉ mát - thể thao - leo núi - du thuyền - câu cá - đánh golf - nghỉ dưỡng - chữa bệnh tại khu vực phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết), Hàm Tân, Tuy Phong phục vụ du khách. Hiện nay, thành phố Phan Thiết đang có một sân golf 18 lỗ, đang triển khai xây dựng sân golf thứ hai mang tầm vóc quốc tế, 5 khách sạn lớn, nhiều làng du lịch cao cấp, hệ thống nhà nghỉ ven biển... sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi giải trí của du khách và các nhà đầu tư. Bình Thuận còn có nhiều di tích văn hóa - lịch sử, danh làm thắng cảnh hấp dẫn.

Danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa

Một đồi cát ở Bình Thuận
Một đồi cát ở Bình Thuận

Danh lam thắng cảnh

  • Mũi Né (Phan Thiết)
  • Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam)
  • Chùa cổ thạch (Bình Thạnh-Tuy Phong)
  • Chùa Linh Sơn Cổ Tự (Vĩnh Hảo-Tuy Phong)
  • Bàu Trắng xã Hoà Thắng (Bắc Bình)
  • Hồ Hàm Thuận - Đa My (Hàm Thuận Bắc)
  • Hồ Sông Quao (Hàm Thuận Bắc)
  • Dinh Thầy Thím( Tân Tiến - La Gi)

Di tích lịch sử - Văn hóa

Kết nghĩa

Tuyên Quang là tỉnh kết nghĩa với Bình Thuận. Tại thành phố Phan Thiết có một con đường mang tên tỉnh này và "Phan Thiết" cũ

ng là tên được đặt cho một phường của thị xã Tuyên Quang.

Những cái nhất nước

Lễ hội rước đèn Trung thu tại Phan

Lễ hội rước đèn Trung thu tại Phan Thiết

Thiết
Tượng Phật nằm trên núi Tàkóu
Tượng Phật nằm trên núi Tàkóu
Tháp nước
Tháp nước
  • Khu vực đồi cát Mũi Né đẹp nhất và hoạt động du lịch dã ngoại sôi động nhất. (Phan Thiết)
  • Tháp nước có kiến trúc đẹp nhất (cao 32m, do Hoàng thân Lào Xuvanuvông thiết kế). (Phan Thiết)
  • Đền thờ cá voi lớn nhất mang tên Vạn Thủy Tú, nơi lưu giữ hơn 100 bộ xương cá voi. (Phan Thiết)
  • Ngọn hải đăng Kê Gà bằng đá cao nhất (cao 100 m). (Hàm Thuận Nam)
  • Tượng Phật trên núi Tà cú là tượng Phật nằm lớn và dài nhất (49 m). (Hàm Thuận Nam)
  • Bãi đá Cổ Thạch nhiều hình hài màu sắc nhất. (xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong)
  • Bình Thuận còn là vùng trồng cây thanh long nhiều và ngon nhất, sò điệp nhiều và có giá trị nhất.
  • Bình Thuận là địa phương có nhiều cuộc thi, lễ hội dân gian độc đáo nhất như: đua thuyền trên sông Cà Ty (mồng 2 tết hằng năm), chinh phục núi Tà cú, chạy việt dã vượt đồi cát Mũi Né và lễ hội rước đèn Trung thu (Phan Thiết) có quy mô lớn nhất dành cho trẻ em được ghi vào sách Kỉ lục Guiness Việt Nam.Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội cầu ngư (Phan Thiết).
Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của MIMOSATOUR! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Chúng tôi hy vọng bạn thích site này của MIMOSATOUR và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!

NÚI VOI

Khám phá Núi Voi, Đà Lạt


Đến Đà Lạt, dừng chân trên đèo Prenn, bạn sẽ nhận ra Núi Voi lờ mờ trong sương khói. Nhưng hãy thử một lần vào núi, ngủ lại đêm giữa đại ngàn lạnh lẽo, lắc lư trên những nhánh cây rừng… bạn sẽ có những ấn tượng khó quên.

Từ trung tâm Đà Lạt, men theo đường vào khu vực hồ Tùng Lâm chừng 5 km. Đến đây, mọi người bắt đầu thả bộ theo những lối mòn xuyên qua quãng đường rừng khoảng 5 km nữa là đến khu căn cứ địa Núi Voi.

Nhưng đường đến Núi Voi còn thú vị hơn nhiều nếu bạn cưỡi ngựa hoặc cưỡi voi. Hãy tưởng tượng bạn ngồi trên lưng voi lắc lư xuyên qua cách rừng thông bạt ngàn, lội qua những con suối và thác nước… Rồi bất chợt bạn có thể dừng lại bên dòng suối mát lạnh, nhảy xuống tắm thỏa thê trước khi tiếp tục đi vào giữa khu rừng sâu giá buốt.

Huyền thoại xa xưa kể rằng, rặng núi Rowas thuộc khu vực Núi Voi, vốn là hiện thân của hai con voi ở vùng La Ngư Thượng đi dự lễ cưới của Bian và Lang. Khi đến đồi Cà Đắng (Prenn) nó nghe tin Lang và Bian qua đời. Vì đau buồn nên nó không đủ sức để vượt qua dốc Cà Đắng và ngã quỵ chết, biến thành hai ngọn núi, từ đó người ta gọi là Núi Voi.

Theo cách thiết kế của Công ty du lịch dã ngoại Phương Nam, hiện có khoảng chục ngôi nhà sàn tọa lạc giữa khu rừng Núi Voi này. Trong đó, đặc biệt có hai ngôi nhà sàn được thiết kế nằm trên cành cây cao từ 6 đến 10 mét. Tất cả các ngôi nhà sàn giữa rừng đều có hệ thống nước bắt nguồn từ hang núi, có đầy đủ hệ thống toilet, nhà tắm. Nước uống được đun bằng củi rừng.

Nhóm du khách trên đường đến Núi voi Khách quần tụ bên nhau, đốt lên một vòng lửa từ thứ củi rừng tỏa hơi ấm nồng thắm và những bài hát tập thể, bài thơ “cây nhà lá vườn” tiếp nối nhau vang lên giữa cái giá lạnh của núi rừng.

Những hôm trăng lên, khiến cho không gian về đêm càng thêm mênh mông, diệu vợi. Thi thoảng những tiếng chim rừng vút lên đâu đó trong đêm thanh vắng…

Hiện nay, tour du lịch khám phá Núi Voi - ngủ giữa rừng bắt đầu được các công ty du lịch trong nước khai thác để phục vụ du khách. Thường tour có thể kéo dài 2 đêm 3 ngày, trong đó một đêm được bố trí cho khách ngủ lại giữa rừng, còn một đêm về phố.


Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của MIMOSATOUR! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Chúng tôi hy vọng bạn thích site này của MIMOSATOUR và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!

SUỐI ĐÁ GIĂNG

Khám phá suối Đá Giăng, Nha Trang


Nha Trang là thành phố du lịch nổi tiếng với những bãi cát trắng phau mịn màng, với thủy cung Trí Nguyên huyền bí, với những chuyến du lịch đảo ra Hòn Tằm lướt ván, ra Hòn Lao coi xiếc khỉ, đến Hòn Mun lặn biển ngắm san hô... Nơi đây còn có nhiều điểm du lịch sinh thái độc đáo khác mà suối Đá Giăng là một ví dụ.

Đá Giăng nằm trên đường lên đỉnh Hòn Bà, ngọn núi cao 1.500m so với mặt biển, quanh năm sương phủ, nơi được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai”.

Trước đây, suối Đá Giăng là một khu vực hoang sơ, do đường lên đó cheo leo, hiểm trở, bị bao bọc bởi những khu rừng nguyên sinh bạt ngàn. Hồi đó, chỉ những ai ham mê khám phá những miền đất lạ mới dám tìm đến.

Tháng 4/2004, một con đường nhựa dài 36km nối thành phố Nha Trang với đỉnh núi Hòn Bà đã hoàn thành. Từ đó, suối Đá Giăng trở thành một địa điểm du lịch đặc biệt hấp dẫn.

Suối Đá Giăng cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 35km về phía nam. Sau khi băng qua các thôn xóm trù phú của xã Suối Cát, bạn sẽ đi qua con đường nhựa mới khánh thành để lên Hòn Bà. Dọc đường là những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Bên tay phải là những vách taluy đá bazan đỏ cùng những vạt rừng cây dại rậm rạp um tùm lá. Bên trái là hồ chứa nước Suối Trầu xanh thẳm, sóng gợn lăn tăn, đẹp như một dải lụa mềm mại giữa những ngọn đồi hùng vĩ và những đám mây bồng bềnh.

Đi tiếp khoảng vài km, bạn sẽ nhìn thấy suối Đá Giăng trắng xóa, uốn lượn, ẩn hiện men theo những vạt rừng nguyên sinh xanh ngắt. Những tảng đá to nhỏ, lớn bé, vuông tròn, đủ hình dạng, kích cỡ, chen chúc nhau nằm trên bờ, rải rác giữa dòng, tạo thành tên của suối: Đá Giăng. Có những đoạn suối phình to, mênh mông. Dòng nước đang dạt dào chảy bỗng bị các khối đá dang tay trêu chọc, ngăn cản, đã hộc tốc rẽ nhánh, chia ra thành nhiều con suối nhỏ, chảy theo nhiều dòng, nhiều kiểu, đa dạng và sống động. Nhiều chỗ khác, các tảng đá lại không chịu nhúc nhích, nằm khoanh lại một cách bướng bỉnh, cương quyết ôm trọn dòng suối vào lòng, tạo nên những mảng hồ sâu thẳm. Đây đó, những tảng đá lớn nhỏ lô xô chồng lên nhau. Làn nước trong vắt băng qua, ào ạt đổ xuống phía dưới, tạo thành những cái thác trắng xóa. Giữa dòng hay ven bờ xuất hiện những bãi cát vàng rượi, mịn màng, soi rõ những viên sỏi óng ánh dưới đáy nước.

Tại vị trí cây số 19 có một cái quán nhỏ bài trí rất thơ mộng. Bước qua chiếc cầu treo lắt lẻo, men theo những bậc tam cấp đá, chúng ta sẽ đến đoạn suối đẹp nhất của suối Đá Giăng. Phía bờ bên kia là dòng thác Đá Giăng đang cuồn cuộn đổ từ trên cao xuống. Tiếng nước ầm ào ngày đêm, âm vang suốt đoạn đường lên Hòn Bà. Các bạn trẻ ưa mạo hiểm thường chơi trò trượt thác trên những phiến đá dốc, để mặc thân mình cho dòng nước đưa đẩy xuống hồ nhỏ bên dưới...

Hai bên đường lên Hòn Bà, dọc theo bờ suối là bạt ngàn cây thổ thụ và ríu rít tiếng chim ca. Những vạt rừng trúc xanh ngắt thì thầm những câu chuyện huyền thoại, những đám hoa lau trắng xóa phất phơ, vẫy gọi, những loài hoa dại đua nhau tỏa hương, khoe sắc...

Đến suối Đá Giăng, bạn còn được nhìn ngắm những cây kơnia cổ thụ. Không gì thú vị bằng nằm dưới bóng mát của cây kơnia, ngắm dòng suối đầy cá lội và lắng nghe những bản hòa tấu của chim rừng...

Suối đá giăng nơi tham quan kỳ thú, đồng thời cũng còn nhiều điều hấp dẫn đang chờ đón sự khám phá của bạn.


Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của MIMOSATOUR! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Chúng tôi hy vọng bạn thích site này của MIMOSATOUR và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!

NÚI BIA


“Ngón tay của Chúa” trên núi Đá Bia (Khánh Hòa)


Qua khỏi cua Đá Đen trên đèo Cả phía tỉnh Khánh Hòa, khách lữ hành dễ nhận ra núi Đá Bia hay Thạch Bi Sơn, bởi trên đỉnh núi có một tảng đá rất lớn. Theo một tư liệu của Pháp (được ông Võ Liệu dịch, đăng trên tạp chí Giáo Dục Phổ Thông số 44, năm 1962), núi Đá Bia còn có một tên gọi khác lý thú do người Pháp đặt: “Ngón tay của Chúa”.

Tên gọi này xuất phát từ những thủy thủ đi tàu, khi họ từ biển khơi nhìn vào đèo Cả thì núi Đá Bia giống như hình ngón tay chỉ lên trời, và họ căn cứ vào “Ngón tay của Chúa” để định hướng cho tàu bè.

Toàn quyền Pháp Paul Doumer bấy giờ đã tả “Ngón tay của Chúa” như sau: “Đây là mỏm Varella, núi khá cao và lớn, chân núi chạy dài ven theo biển. Trên đỉnh có một hòn đá dài chĩa lên trời trông như một ngón tay, và cách xa 20 dặm người trên tàu vẫn nhìn thấy “Ngón tay của Chúa”. Tàu Trung Quốc, Nhật Bản vẫn đến vùng biển này cập cảng. Tất cả đều lấy “Ngón tay của Chúa” làm mục tiêu và không bao giờ nhầm lẫn được”.

Núi Đá Bia bao nhiêu năm qua bị lãng quên vì địa hình trắc trở và hoang vắng, mới đây Công ty Hoàng Long (Phú Yên) đã quyết định đầu tư xây dựng một khu du lịch sinh thái rừng mang tên Đá Bia nơi này.

Tận dụng nguồn nước tự nhiên chảy ra từ mạch núi, người ta đã “bắt” dòng nước chảy qua những khe đá, hang động, tạo thành những thác nước luôn reo lên những âm vang kỳ thú.

Đặc biệt là những tảng đá tự nhiên tại đây có hình dáng rất giống gà, rùa, thỏ, cá chép... Ngoài 30ha trồng cây bạch đàn, sao, tràm, thông hai lá... lấy bóng mát và tạo cảnh quan, Công ty Hoàng Long còn dự định trồng 10.000 cây gió bầu với hi vọng sẽ có một nguồn thu không nhỏ vì trước đây rừng ở khu vực núi Đá Bia từng nổi tiếng về sản lượng trầm hương và kỳ nam khai thác từ cây gió bầu.

Từ cổng chính nằm ở cầu Suối Lớn, con đường dẫn vào khu du lịch quanh co qua những khối đá hoa cương đen, qua thác Đá Trứng, bãi Đá Trứng, hồ Mạch Rồng, hang Đại Thanh cùng nhiều hang động không tên vừa đẹp vừa lạ... Nối liền các hang động, thác nước ẩn trong cây rừng bạt ngàn là những cầu thang hoang sơ bám trên mặt đá hay len lỏi qua rừng cây đại thụ.

Từ khu du lịch, du khách có thể thử sức chinh phục núi Đá Bia ở độ cao 706m để phóng tầm mắt ngắm nhìn non nước Phú Yên bên dưới: kia là đầm Hảo Sơn một thời vang bóng những đàn cá sấu nay là đồng lúa bát ngát, xa xa là những khu công nghiệp đang hình thành, là bãi biển chạy dài với nhiều chân núi nhô ra mặt biển tuyệt đẹp trong buổi bình minh hay lúc chiều tà...


Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của MIMOSATOUR! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Chúng tôi hy vọng bạn thích site này của MIMOSATOUR và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!

NÚI CHÂN TIÊN

Du ngoạn núi Chân Tiên


Từ Bà Rịa theo hướng về Long Hải đi khoảng 3 km sẽ gặp đường Dinh Cố, rẽ trái là đến danh thắng Núi Chân Tiên. Danh thắng Núi Chân Tiên thuộc ấp An Lộc, xã An Ngãi, huyện Long Điền. Đường vào thuận lợi, dễ đi, phong cảnh rừng núi khá đẹp, dưới tán cây rừng có nhiều tảng đá lớn với hình thù khác nhau. Từ trong những tảng đá này có những dấu chân người in trên đá. Ở vách đá phía tay trái của lối vào, trên một quần thể khá đẹp, người ta thấy dấu vết đôi bàn chân giống như chân của một thiếu nữ nhỏ bé xinh xắn để lại, đến nay vẫn còn hằn sâu trên đá tạo nên truyền thuyết về dấu chân này.

Đi theo một dốc bậc thang đá lên phía trên. Qua nhiều tảng đá khác và leo lên đỉnh cao nơi có miếu thờ bà “Cửu Thiên Huyền Nữ" (người địa phương gọi là miếu Mẫu) sẽ thấy có một bàn chân nhỏ bé xinh xắn rõ nét hơn in đậm và sâu trên vách đá của miếu thờ. Bên dưới bàn chân đó, người dân đã lập một bàn thờ nho nhỏ đề thờ cúng các vị thần tiên đã có dịp về đây du ngoạn.

Xuống phía sau miếu Mẫu là một bàn cờ trên một phiến đá bằng phẳng gọi là bàn cờ tiên. Cạnh bàn cờ tiên là dấu chân trên vách đá. Bàn chân này lớn hơn, nên được gọi là bàn chân của các Tiên ông.

Theo người dân sống ở đây và những người trông coi ở miếu “Cửu Thiên Huyền Nữ” thì những vết chân đã được phát hiện từ lâu - Họ kể lại rằng. Thuở xa xưa khi đất trời còn giao lưu với nhau nơi đây núi non đẹp, cây xanh bóng mát, cảnh hạ giới mà chẳng khác gì chốn Bồng Lai. Từ trên trời cao các Tiên ông thường dắt các Tiên đồng, Tiên cô xuống núi này vui đùa. Các Tiên ông ngồi bên tảng đá đàm đạo và đánh cờ. Các cô Tiên thi chạy nhảy tung tăng vui đùa từ tảng đá này sang tảng đá khác và đề lại các dấu chân trên đá cho đến bây giờ.


Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của MIMOSATOUR! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Chúng tôi hy vọng bạn thích site này của MIMOSATOUR và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!

THÁC PÔPLA

Hùng vĩ thác PÔPla, Lâm Đồng


Nằm trên địa phận xã Liên Đầm, huyện Di Linh, cách thành phố Đà Lạt hơn 8km và cách thị xã Bảo Lộc 25km. Thác nằm cách đường quốc lộ 20 chỉ khoảng 300m đường vòng. Ở Thác Pố Pla (theo tiếng K’ho nghĩa là "đầu ngà voi" hay đọc theo tiếng Kinh là Bobla) du khách sẽ nghe thấy tiếng thác đổ, càng gần thác du khác càng cảm nhận được vẻ hoang sơ của nó. Thác nằm lọt thỏm giữa hai ngọn đồi có hình voi phục và giống như một cái hang động trong với cảnh quan nhà cửa, những trang trại cà phê ở xung quanh, dưới thác là một cái hồ nhỏ do nước chảy lâu ngày tạo thành, cạnh hồ có những tảng đá lớn trông như những bàn đá của trời và có những cây cổ thụ cao to che mát cả một khoảng trời. Cũng giống như thác Đambri ở thị xã Bảo Lộc, thác Ngà Voi rất cao.
Theo lời kể của đồng bào dân tộc bản xứ thì vào thời xa xưa, xưa lắm - khi người Chăm cai trị Di Linh ngày nay, họ bắt người dân bản xứ phải đóng thuế bằng những sản vật của núi rừng như da thú, sừng tê giác, hươu nai… và đặc biệt là ngà voi. Với ngà voi thì phải chọn cái to và người tù trưởng của bộ tộc nơi con thác đã tìm được một cặp ngà voi cao quá đầu người, ngựa phi qua cũng không được. Từ đó, vua Chăm thích quá nên đặt cho nơi này là Pố Pla và dòng thác cũng mang tên là Pố Pla.
Còn cái tên Liên Đầm là do đọc trại của hai chữ Lang Dăm - một chàng trai tài giỏi đã cứu giúp dân làng Liang Jrăk Mur khỏi giặc Chàm. Trong một lần quân Chàm tiến đánh buôn làng, cả làng đều sợ hãi bỏ chạy, duy chỉ có Liang Dăm là không chạy, anh bẻ một cành trâm bên bờ thác và cầm cành trâm hướng về phía quân thù, lạ thay, khi cành trâm gãy đến đây thì quân Chàm tan vỡ, tự đâm chém nhau. Giặc tan rồi, Liang lặng lẽ đi về phía đông dòng thác rồi biến mất không đợi dân làng kéo đến tạ ơn. Từ đó để ghi nhớ công ơn, dân làng đã đặt tên buôn là Liang Dăm và sau này đã bị đọc trại, phiên âm theo tiếng Kinh là Liên Đầm.


Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của MIMOSATOUR! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Chúng tôi hy vọng bạn thích site này của MIMOSATOUR và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!

SƠN TRÀ

Du ngoạn với chân sóng Sơn Trà

Nếu đến Đà Nẵng, núi Ngũ Hành Sơn, bãi Cô Tiên hay Bà Nà làm cho du khách thấy không còn gì nữa để khám phá thì nên đi khoảng 20km về phía Đông, đến chân núi Sơn Trà là một dải biển đẹp. Phong cảnh ở đây có thể làm cho du khách ngạc nhiên vì vẻ hoang sơ.
Con đường chạy ven chân núi đưa du khách vào một cuộc khám phá cảnh quan đẹp mắt. Càng ra xa, nhìn về thành phố Đà Nẵng sẽ thấy cửa sông Hàn tấp nập thuyền bè. Trong lịch sử các hải cảng miền Trung, có thể chứng kiến sự dịch chuyển vị trí thế này: khoảng vào đầu thế kỷ XIX khi bến Lâm Âp phố (Hội An) cạn nước, thì Đà Nẵng trở thành một hải cảng quốc tế cho tàu thuyền đi lại giao thương. Đứng từ một ngọn đèo nào đó trên đường ra bãi Bụt - Sơn Trà để có thể nhìn vào khu cảng sầm uất tàu bè. Nhất là trong những buổi chiều, cái vẻ đẹp phố phường bến cảng hiện lên như bức tranh không hoành tráng nhưng đầy thơ mộng.
Con đường sẽ chạy băng qua một bên là hồ xanh, một bên là biển để theo những khúc quanh ngoặt, dẫn lên một ngọn đồi có thể đứng phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh bãi Ông và một vài làng chài nhỏ bé lân cận. Trước đó, du khách sẽ qua bãi đá. Nơi đây có khoảng vài ba cánh vó giăng giữa biển, ghé lên bãi đá để ghi lại những tấm ảnh đẹp trong ráng chiều, ngửi thấy mùi tôm cá như một đặc trưng xứ sở. Một ngư dân nói: “Ở đây gì chứ tôm cá thì ngày bữa chi”.
Bãi Bụt được coi là vùng chân núi chân sóng của bán đảo Sơn Trà. Hơn 2 năm nay, du khách nội địa và nước ngoài đã bắt đầu đặt chân đến bãi Bụt thưởng ngoạn cảnh quan kỳ thú. Ở đây, những bãi cát không dài, nhưng có những bãi đá được tạo nên từ sự ngẫu hứng của tạo hoá bên cạnh những cây dừa lẻ loi hướng ra biển, những rặng thuỳ dương xanh. Hiện nay, khu du lịch bãi Bụt đang thành hình. Đây là vùng hứa hẹn hấp dẫn bởi những tiện nghi dịch vụ mang lại, song người ta cũng lo sợ vẻ hoang dã kia sớm bị đánh mất.
Tiếp bãi Bụt là bãi Chẹ. Đây là một bãi hẹp, nối sang eo biển ghềnh Rạng. Vùng này đã có vài nhà hàng có dịch vụ picnic, tắm biển, nghỉ dưỡng, hải sản tươi sống… Đường đi xuống bãi biển khá dốc và phải băng qua những đồi dây leo có lá xanh um, hình trái tim mọc um tùm.
Nhưng điều làm du khách háo hức nhất trong chuyến đi này là đến ghềnh Bàng để tìm chỗ “lặn bụi” và với tham vọng được chén những món hải sản tươi sống do mình “câu được” từ trong khoang thuyền của ngư dân. Ghềnh Bàng được ví là nơi thần tiên. Cứ lặn thử sẽ thấy dưới đáy biển kia là một thuỷ cung với san hô, rong biển nhiều màu, những loài cá nàng đào, cá thia… mang trên mình sự long lanh của thứ ánh sáng trong lòng biển. Nhưng cũng khuyến cáo rằng đây là vùng có nhiều hàu, hà bám trong các vách đá, phải rất cẩn thận khi “lặn bụi” vì những cái dao sắc kia sẽ liếm vào chân tay bất cứ lúc nào.
Từ ghềnh Bàng này, có nhiều chỗ ngồi câu cá lý tưởng. Không có được cơ hội lặn biển, nhưng được ngồi câu cá ở đây đã làm cho du khách thấy hài lòng. Hơn nữa, ngồi trên vách đá nhô ra biển, buông câu vừa hóng gió, hóng sóng, vừa thú vị và hồi hộp khi sợi cước căng lên theo đường cá chạy. Tiếp đó, món cá nướng và tiếng sóng lâng lâng sẽ làm du khách nhớ ghềnh Bàng da diết. Ở đây còn có những món ngon đặc trưng như nộm sứa, mực hấp, cá hấp tươi ngon… vừa từ những thuyền bè làng chài ở ghềnh Rạng mang lên như những quà tặng biển khơi dưới chân sóng Sơn Trà.


Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của MIMOSATOUR! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Chúng tôi hy vọng bạn thích site này của MIMOSATOUR và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!

ĐẢO PHÚ QUÝ

Phú Quý - đảo "vàng" giữa biển xanh

Từ bờ biển thành phố Phan Thiết, Bình Thuận, theo hướng đông - đông nam, vượt qua hơn 56 hải lý, chúng ta sẽ bắt gặp một hòn đảo nằm giữa biển trời mênh mông với hình thù kỳ thú.

Bãi biển trải dài, cát vàng mịn ở Phú Quý

Thiên nhiên ưu đãi

Nhìn từ phía đông, ta thấy nổi lên như một con rồng, nhìn từ phía bắc lại giống như một con cá thu, còn từ phía tây nam ta hình dung ra một con cá voi khổng lồ đang bơi trên mặt nước. Bức tranh thiên nhiên thơ mộng và hùng vĩ ấy là huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận.

Phú Quý là một huyện đảo gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ, được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp. Đó là các bãi tắm ở vịnh Triều Dương, bãi Doi Dừa ở Ngũ Phụng, bãi nhỏ Gành Hang, bãi Dộc Cái... ở các bãi này cát vàng mịn trải dài. Nếu có thời gian đi tham quan du lịch đến tất cả những hòn đảo nhỏ xung quanh đảo lớn, chúng ta sẽ cảm nhận hết vẻ đẹp hoang sơ của Phú Quý.

Hòn Tranh nằm phía bên trái của cảng, sau hơn 10 phút đi canô ta sẽ được rảo bước dưới những tán cây tỏa bóng mát và tìm hiểu cuộc sống của ngư dân với nghề truyền thống lặn bắt tôm hùm. Đi tiếp sẽ tới hòn Hải, đây là nơi xuất phát của những con thuyền làm nghề câu cá mập nổi tiếng ở Phú Quý và độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Hòn Hải cách đảo lớn gần ba giờ tàu chạy, được xác định là điểm ngoài cùng của quần đảo Phú Quý trên biển Đông. Từ hòn Hải, thuyền câu cá mập phải trải qua một hành trình dài mới tới được điểm câu, thông thường mỗi chuyến câu của ngư dân kéo dài chừng một tháng.

Trên đường đến hòn Hải sẽ đi ngang qua nhiều đảo nhỏ, trong đó có hòn Bố. Đây là một đảo đá đang trong quá trình phong hóa dữ dội, đá non đã ngả màu vàng đất, trên đảo không có dân sinh sống do không có nước ngọt, không một bóng cây, nhưng là nơi cư ngụ của các loài chim biển, vào mùa mưa có hàng ngàn con chim mố (một loài ó biển) về đây sinh sôi nảy nở.

Giàu tiềm năng du lịch

Tàu thuyền đánh cá của ngư dân neo đậu tại cảng
Phú Quý được thiên nhiên ưu đãi không những về tài nguyên mà cả những danh lam thắng cảnh. Với những bãi biển, những dãy đá san hô, những cụm đá đen cùng đá gành nhiều màu sắc nhấp nhô trên biển và khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm. Không chỉ có phong cảnh đẹp mà con người Phú Quý lại cần cù, chất phác và hiếu khách. Đến du ngoạn Phú Quý, du khách sẽ hài lòng với những thú tiêu khiển như tắm biển, du thuyền, câu cá, leo núi, sưu tầm các loài sinh vật biển...

Từ rất lâu Phú Quý nổi tiếng với các loại hải đặc sản quí hiếm. Năm 1935, thương lái Phan Thiết, Trung, Nam bộ đi ghe bầu ra Phú Quý mua cá khô, tôm hùm, các loại ốc... bán sang Cao Miên. Từ thập kỷ 1990 thế kỷ 20 với sự nỗ lực của chính quyền, nhân dân địa phương cùng sự hỗ trợ mạnh mẽ của tỉnh và trung ương, Phú Quý thật sự đổi thay. Nghề đánh bắt hải sản với các phương tiện đánh bắt hiệu quả đã làm tăng thu nhập của người dân.

Ngoài sự phát triển về ngành hải sản mũi nhọn, Phú Quý còn được biết đến là một quần đảo có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái biển. Du khách đến đảo Phú Quý sẽ được đón ánh bình minh trên biển cả, cảnh đẹp nơi này đã làm say lòng bao du khách và cũng là nơi khơi nguồn cảm hứng thi ca. Trên đảo còn nhiều danh lam thắng cảnh, khung cảnh của những di tích lịch sử như: chùa Linh Quang, Vạn An Thạnh có tuổi thọ trên 2.000 năm.

Vào khoảng tháng 10-1941, một con cá "ông" trôi dạt vào đảo. Theo tài liệu của Sở VH-TT tỉnh Bình Thuận, đây là con cá voi đầu tiên trôi dạt vào đảo được người dân biết đến và mai táng trọng thể, từ đó người dân Triều Dương lấy ngày 15-1 âm lịch làm ngày giỗ cá ông, gọi là ngày giỗ cố.

Ngôi Vạn An Thạnh ngoài việc thờ phụng Thành hoàng, Tiền hiền, Hậu hiền như một ngôi đình làng trong đất liền, đây còn là nơi thờ phụng, cất giữ những bộ hài cốt cá voi trôi dạt vào đảo. Trong đó có bộ xương cho thấy khi còn sống con cá này có thể dài trên 20m. Với bề dày lịch sử và lưu giữ nhiều di sản văn hóa, Vạn An Thạnh đã được Bộ VH-TT (cũ) cấp bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.

Chùa Linh Quang

Sự hấp dẫn về tiềm năng du lịch Phú Quý còn phải kể đến quang cảnh đồi núi và các đảo nhỏ xung quanh. Cách cảng 3km về phía tây là ngọn núi Cấm cao 108m so với mực nước biển, trên đỉnh núi có ngọn đèn hải đăng thuộc loại lớn nhất Việt Nam.

Đêm đêm ngọn đèn biển định hướng cho các thuyền ngư dân giữa biển khơi đi về đúng hướng, nối liền đảo quê hương với đất mẹ thân thương. Cách núi Cấm chừng 4km về hướng đông là núi Cao Cát, trên đỉnh núi có ngôi chùa Linh Sơn Tự, đây là một trong hai ngôi chùa xây trên núi của tỉnh Bình Thuận, từ chùa có thể phóng tầm mắt nhìn ra cả vùng biển bao la của Tổ quốc.

Với tiềm năng lợi thế, những năm gần đây tỉnh Bình Thuận và huyện Phú Quý rất quan tâm khai thác tiềm năng du lịch của quần đảo. Trước mắt, Phú Quý đang tập trung mọi điều kiện kết cấu hạ tầng du lịch như nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống giao thông đến các điểm du lịch; phát triển phương tiện tàu biển, sân bay, bến tàu, hệ thống khách sạn, nhà hàng, tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn... mà mục tiêu chung nhất là nhằm đưa Phú Quý trở thành một đặc khu kinh tế du lịch và dịch vụ.

Phú Quý - một huyện đảo xa bờ, là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển và du lịch sinh thái. Hi vọng trong nay mai sẽ có nhiều tour du lịch sinh thái từ Phan Thiết - Mũi Né - Phú Quý và ngược lại để ngày càng có nhiều người biết đến Phú Quý, một hòn đảo giữa biển khơi đẹp thơ mộng, đậm nét hoang sơ và nhiều nơi chưa từng vương dấu chân ng
Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của MIMOSATOUR! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Chúng tôi hy vọng bạn thích site này của MIMOSATOUR và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!

TOUR MỚI 30 -4

Hàng loạt tour mới chào hàng dịp lễ tháng tư

Lễ 30-4 và 1-5 năm nay không rơi vào kỳ nghỉ dài. Để kéo “Thượng đế” ra khỏi nhà, các nhà tour chỉ còn cách tung ra hàng loạt tour mới. Những ai mê du lịch sẽ phải đắn đo nhiều vì tour nào cũng hấp dẫn.

Một vòng ASEAN với du thuyền 5 sao

Du khách chơi thể thao nước ở thành phố biển Thanh Đảo - Ảnh: H.H
Thử cảm giác 5 ngày làm VIP ở khách sạn nổi 5 sao trên biển, đó là chuyến du hành nhiều thượng đế 7X, 8X ao ước. Khởi hành mỗi thứ bảy cuối tuần, du khách Việt theo nhà tour bay đến Singapore, tham quan và mua sắm thoải mái ở đảo quốc sư tử biển, ăn tối trên đảo Sentosa và nghỉ ngơi làm thủ tục chuẩn bị cho chuyến du thuyền vào chủ nhật hôm sau.

Khách sạn nổi chính là du thuyền 5 sao SuperStar Aquarius (thuộc Tập đoàn tàu biển nổi tiếng Star Cruise), du thuyền gồm 13 tầng, 765 cabin, sức chứa khoảng 1.500 khách, với đủ các dịch vụ: nhà hàng, casino, bar - café, khu shopping, khu thể thao, khu chơi game, phòng chiếu phim, khu spa…

Mọi dịch vụ trên tàu đều sử dụng credit card, bạn có thể chơi thâu đêm mà vẫn chưa khám phá hết thế giới giải trí “hùng hậu” này. Hành trình trên biển sẽ đưa bạn đến đảo du lịch, giải trí biển Phuket (Thái Lan), thành phố cảng Penang (Malaysia). Ở mỗi nơi, tàu lại cập cảng và đưa bạn làm một chuyến khám phá những nét đặc sắc của hai thành phố biển. Nếu chọn đi tour này, bạn nhớ phải đăng ký trước ngày khởi hành ít nhất 1 tháng, giá tour từ 1.175 USD – 1.475 USD/khách.

Khám phá đảo xanh Thanh Đảo

Nằm ở phía Đông bán đảo Sơn Đông, Thanh Đảo là thành phố biển đẹp nhất Trung Quốc, nơi diễn ra Tuần lễ thời trang quốc tế vào năm 2005 và tháng 8 tới đây, Thanh Đảo sẽ là địa điểm tổ chức môn đua thuyền buồm Olympic Bắc Kinh 2008.

Sở hữu những bãi biển đẹp, sân bay Thanh Đảo lúc nào cũng nhộn nhịp du khách ghé thăm, tắm biển thư giãn. Bia Thanh Đảo đã nổi tiếng nhưng hải sản Thanh Đảo càng nổi tiếng hơn. Từ đây, du khách sẽ ghé thăm núi Lao Sơn, Thái Thành cung, bãi đá Cự Phong, quảng trường Ngũ Tứ.

Rời Thanh Đảo yên bình, nhà tour sẽ đưa bạn khám phá Thượng Hải, nơi đầy các khu nhà chọc trời và cuộc sống đô thị sôi động. Bạn sẽ chiêm ngưỡng tòa tháp cao thứ 5 thế giới (492m) - tháp Trung tâm tài chính thế giới Thượng Hải, hoặc tháp truyền hình Đông Phương Minh Châu cao 468m. Mỗi năm các tòa tháp này thu hút 3 triệu khách tham quan.

Cuối cùng là Bến Thượng Hải, sông Hoàng Phố - những địa danh quen thuộc trong các bộ phim nổi tiếng TQ. Tour du lịch thành phố biển Thượng Hải - Thanh Đảo dài 5 ngày, giá trọn gói 665 USD/khách, dự kiến khởi hành ngày 12-4-2008.

Huyền thoại Đông Sơn

Một đường tour mới toanh khác cũng là tour độc quyền của Saigontourist vừa được chào hàng vào tháng 4 này, đó là tour “Trở về cội nguồn văn hóa Đông Sơn”. Hai điểm đến chính trên hành trình tour là thành phố Vinh và Thanh Hóa. Nhà tour sẽ đưa bạn đi từ di chỉ khảo cổ Đông Sơn, khu di tích lịch sử Lam Kinh đến bảo tàng Thanh Hóa (nơi lưu giữ trống đồng Đông Sơn, thành quả của nền văn minh thời vua Hùng Vương dựng nước).

Đây được xem là hành trình giàu mỹ cảm vì du khách được tiếp cận một cách trực quan với nghệ thuật Đông Sơn, từ khả năng điêu khắc tuyệt vời, nghệ thuật ca múa nhạc thời vua Hùng với những vũ công đầu đội mũ lông chim trĩ, những biểu tượng chim công, nhà sàn điêu khắc tỉ mỉ trên mọi vật dụng, trống đồng và nghe kể lại những huyền thoại.

Về xứ Thanh, bạn cũng đừng bỏ qua đặc sản nem Thanh Hóa gói vuông vắn với đủ hương vị lá ổi thơm thơm, lá đinh lăng dìu dịu; cùng bánh gai Tứ Trụ, chè lam Phủ Quảng, cam Giàng, dứa Thạch Thành… Tour 4 ngày, giá trọn gói 4,5 triệu đồng/khách (khởi hành từ TP.HCM) và 1,52 triệu đồng/khách (nếu khởi hành từ Hà Nội).


Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của MIMOSATOUR! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Chúng tôi hy vọng bạn thích site này của MIMOSATOUR và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!

Festival Huế và những chuyến thăm thú làng quê

Festival Huế và những chuyến thăm thú làng quê

Làng quê Huế yên bình

Một trong những đặc trưng của Festival Huế là các hoạt động lễ hội và văn hóa cộng đồng. Người dân thực sự là chủ nhân của Festival. Họ tổ chức, họ sáng tạo, họ biểu diễn, họ thưởng thức, họ vui chơi...

Ai về Cầu Ngói Thanh Toàn…

Tại Festival Huế 2008, cầu ngói Thanh Toàn sẽ lại nhộn nhịp lên với Chợ quê ngày hội, làng cổ Phước Tích sẽ ý vị hơn với Hương xưa làng cổ. Du khách một lần nữa có cơ hội thăm thú làng quê Huế, đẹp, bình yên và đầy nét phong vị trữ tình.

Cầu ngói thuộc làng Thủy Thanh xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 12km - nơi đã thu hút hàng chục ngàn lượt du khách trong các Festival Huế 2002, 2004, 2006.

Cầu ngói Thanh Toàn bằng gỗ, được xây dựng năm 1776 theo lối "thượng gia hạ kiều" (trên nhà, dưới cầu), dài 17m, rộng 4m. Cầu do bà Trần Thị Đạo, người làng Thanh Thủy Chánh xây dựng để cho dân làng hai bên qua lại được thuận tiện, khỏi phải dùng đò ngang, và cũng để cho những bộ hành cùng những người cơ nhỡ tạm dừng chân khi lỡ bước, cả cho dân làng đến ngồi nghỉ ngơi, hóng mát trong những buổi trưa hè, hay những đêm trăng thanh gió mát.

Cầu ngói Thanh Toàn - Huế, nơi sẽ tái hiện phiên chợ làng quê Huế xưa

Vẫn mang đậm chất xưa dân dã, mộc mạc, chợ quê cầu Ngói sẽ lại được tái hiện qua một phiên chợ ngày hội của vùng nông thôn. Chợ được tổ chức từ cầu Chùa (đình làng Thanh Thủy chánh về đến cầu ngói Thanh Toàn) đến Phủ thờ Tôn Thất Thuyết, nhân vật chủ chiến trong sự biến Kinh đô 1885. Bên chiếc cầu ngói xinh xắn, trữ tình là cảnh mua bán tấp nập, đông vui của ngôi chợ nhỏ làng quê Huế xưa.

Ở đây, khách tự do lựa chọn các sản vật của vùng quê Hương Thủy: gạo Thủy Dương, Thủy Phù, nếp Thủy Tân, Thủy Vân, bột lọc, rượu gạo Thủy dương, rượu ngon làng Chuồn, bánh tráng Thủy Lương, đậu xanh, đậu phụng, bắp Dương Hòa, dưa gang Thủy Châu, Thủy Lương; các đồ mỹ nghệ, mây tre đan vốn nổi tiếng của Dạ Lê, Bao La…

Khách đi chợ có dịp thưởng thức các loại chè, bánh truyền thống như bánh tày, bánh ú, bánh phu thê, chè bắp, chè hạt sen, kẹo cau, kẹo đậu phụng, kẹo gừng, đậu hũ, củ sắn, củ môn với muối mè, đường đen... cùng những món ngon dân dã của riêng Huế như xôi thịt hon, muối sả, muối mè, muối đậu, cơm mo, cơm nắm, cá trê nướng, các loại bánh bèo nậm lọc…, cơm hến, bún hến Vĩ Dạ, khoai luộc Thủy Thanh, bánh canh cá lóc Thủy Dương... Trong hương vị đồng quê, từng làn khói mang hương thơm của món ăn bay đi khắp chợ.

Trong những mái nhà tranh, cột gỗ, các bà, các chị mặc trang phục quê xưa làm những tô cơm hến, bún hến, bánh canh và bát nước chè xanh thôn dã. Một bầu không khí cởi mở, thân thiện lan tỏa khắp mọi nơi. Không chỉ tham quan, khách còn trực tiếp tham gia vào các sinh hoạt dân gian của ngày hội như chơi bài chòi, cờ tướng, đá gà, đạp nước, cất vó, câu cá dọc hai bên bờ sông Như Ý. Trẻ con sẽ chơi trò bịt mắt đập om, nhảy bao bố, vật tay, đi xe đạp chậm, đi cầu khỉ…

Ngoài khu buôn bán, khu ẩm thực, khu vui chơi dân gian, chợ quê còn có nhà trưng bày những nông, ngư cụ sản xuất như: xe đạp nước, cày, bừa, liềm, gầu, xe quạt lúa; và khu tái hiện đời sống, sinh hoạt nông thôn như xay lúa, giã gạo, dần sàng, đan lát... Khách cũng sẽ được xay bột, học làm bánh huế, hay chèo đò dạo chơi sông.

Năm nay, khai mạc chợ quê còn gắn với việc cung nghinh linh vị bà Trần Thị Đạo và hoạt cảnh chợ quê với lòng thành tưởng nhớ công đức người xưa. Đêm thơ, đêm hò giã gạo trong cái mát mẻ, êm ả của đêm hè.

Và, còn đó tiếng tre êm ru…

Phước Tích lại một lần nữa với lễ hội "Hương xưa làng cổ". Phước Tích là một trong những làng quê được hình thành từ thế kỷ XV thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền. Ban đầu, vào thời Lê Sơ, làng có tên là Dõng Quyết, sau đó đổi thành Phước Giang, rồi Hoàng Giang. Đến triều các vua Nguyễn, làng được đặt tên là Phước Tích và tên gọi ấy gắn chặt với làng cho đến nay.

Cây thị hơn 500 năm tuổi bên miếu thờ thần linh - Ảnh: Tuổi Trẻ

Trải qua hơn 500 năm, Phước Tích nay vẫn giữ được những giá trị quý báu cả về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, là ngôi làng duy nhất ở nước ta còn lưu giữ được một “tài sản” quý giá, đó là gần 30 ngôi nhà rường cổ, kiểu ba gian hai chái theo mô típ kiến trúc cung đình, có họa tiết hoa văn trang trí tinh tế và cực kỳ công phu.

Nhà ít tuổi nhất cũng trên 100 năm, có nhà đã tồn tại được 180 năm. Bao quanh mỗi ngôi nhà là khu vườn rộng, chừng 1.000-1.500m² với nhiều loại cây ăn trái, phía ngoài có hàng rào chè tàu cắt tỉa thẳng tắp, toát lên nét tinh tế, kín đáo, ngăn nắp, gọn gàng. Những công trình tín ngưỡng cùng với những bến nước bên dòng Ô Lâu, đình làng, vườn nhà đã tạo nên một bức tranh quê êm đềm. Cây thị hơn 500 tuổi vẫn đẹp bóng thời gian.

Phước Tích từng nổi tiếng về sản phẩm gốm với danh tự “Độc Phước Tích”. Xa xưa cả làng sống bằng nghề gốm, lúc cực thịnh cả làng chẳng bao giờ tắt khói lò. Sản phẩm làm ra đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Không chỉ là âu, chậu, hũ, ghè, thạp, chum, lu, niêu, bình vôi, trình, thống... gia dụng tiêu thụ trong dân gian, gốm Phước Tích còn được dùng và trang trí trong hoàng cung triều Nguyễn với nhiều cổ vật tinh xảo một thuở, nay vẫn được lưu giữ.

Đặc biệt, dân làng Phước Tích đã quen sống chan hòa với thiên nhiên nên có một sức sống bền bỉ tựa hồ không bị ảnh hưởng bởi cơn lốc đô thị hóa. Đến với Phước Tích, du khách có dịp thăm thú hệ thống nhà rường cổ, vườn xưa, đình, chùa, miếu, nhà thờ của các họ tộc, các di tích văn hóa Chăm Pa, những cây cổ thụ trên 700 năm tuổi, nghe tiếng tre êm ru soi bóng trên dòng Ô Lâu hiền hòa.

Nhà cổ ở Phước Tích - Ảnh: Tuổi Trẻ

Hương Xưa làng cổ sẽ tái hiện lại không gian văn hóa của làng cổ Phước Tích với các hoạt động cộng đồng đặc sắc như lễ tế cổ truyền, trình diễn nghệ thuật gốm, nghề điêu khắc, nghề đan đệm, ẩm thực, đua thuyền, trò chơi dân gian...

Năm nay, đêm trước ngày khai mạc dân làng sẽ làm lễ tế, hôm sau có hội thi nấu cơm nhanh bằng nồi, om đất, thi làm bánh quê Huế… Du khách sẽ cùng chơi, và tự tay làm chiếc bình hoa bằng đất, nấu om cơm, làm bánh Huế và cùng thưởng thức hương vị quê nhà với cơm om đất ăn với cá rô hoặc cá trê đồng nướng, mít luộc chấm nước lèo, vả trộn, rau muống, rau khoai luộc chấm nước tương Phước tích…;, mua nước mắm ngon Phong Hải, tương măng Phong Mỹ, rượu trắng Phong Chương, đệm bàng Phong Bình…

Rồi theo tuyến du lịch sinh thái nước khoáng Thanh Tân, thác Khe Me, thác Ah Don, bãi tắm Mỹ Hòa (Điền Môn), thăm làng nghề gốm, điêu khắc, mộc Mỹ Xuyên, làng đệm Phò Trạch, làng vàng Kế Môn, chiến khu Hòa Mỹ…

Festival Huế 2008 tôn vinh các miền quê, làng nghề, quảng bá những sản phẩm thủ công truyền thống, khôi phục một số lễ hội và trò chơi dân gian đặc sắc, thử làm nghề nông, người thợ thủ công… tại “Chợ quê Cầu Ngói”, "Hương xưa làng cổ" một mặt góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của vùng quê ven Huế, mặt khác đánh thức và khai thác tiềm năng du lịch về những địa danh lịch sử và ngành nghề truyền thống những nơi này…

Không là điểm nhấn, không phô diễn rầm rộ, chỉ là đi để thấy, để trở về trong ký ức, để thấm đẫm cảnh sắc quê hương trong hương lúa nồng nàn, thả mình thư giãn trong yên bình của những làng quê.


Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của MIMOSATOUR! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Chúng tôi hy vọng bạn thích site này của MIMOSATOUR và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!

MIỀN TRUNG

Ngất ngây miền Trung

Từ Bình Thuận tới Bình Định vẫn còn rất nhiều điểm du lịch hoang sơ vẹn nguyên vẻ đẹp thiên nhiên - những nơi để bạn thật sự cảm thấy lắng đọng trong chuyến đi của mình… Hè đến, bạn hãy thử cùng MIMOSA khám phá một số điểm đến thú vị.

Bạch Hồ - Bàu Sen, hồ nước tự nhiên đẹp tuyệt vời nằm ngay giữa những đồi cát, cách trung tâm Phan Thiết (Bình Thuận) gần 40km. Rộng 70ha, với nguồn nước ngầm chưa hề cạn nên hồ luôn đầy nước quanh năm. Du khách có thể đi xe máy hoặc xe đạp đến đây từ sáng sớm để ngắm ban mai và ở lại đến chiều để chiêm ngưỡng hoàng hôn. Xung quanh Bạch Hồ là những đồi cát trắng tinh, hàng dương mượt mà khiến cảnh sắc càng ấn tượng. Nhờ có hồ mà đồi cát đỡ nóng bức và càng thêm lộng lẫy

Sen ở Bạch Hồ nở quanh năm. Nếu thích những đứa trẻ sẽ lấy xuồng chở bạn đi một vòng quanh hồ ngắm sen, xem đàn vịt trời bơi lội hồn nhiên vì chẳng ai quấy rầy chúng

Còn đây là hoa sen nở bên cánh đồng đang đốt rạ, tại Suối Dầu, Cam Lâm, Khánh Hòa. Cánh đồng này nằm ngay bên cạnh quốc lộ 1A nên khách lữ hành thường ghé thăm, chụp ảnh

Hẹn hò trên gành Đá Đĩa. Cách Tuy Hòa hơn 20km, đây là điểm đến thú vị mỗi khi bạn về Phú Yên. Nơi đây cũng là một vịnh kín nên thuyền bè đỗ san sát càng làm cho cảnh vật thêm phong phú

Những phiến đá tự nhiên ở gành Đá Đĩa, Tuy An, Phú Yên. Đã rất nổi tiếng nhưng gành đá này vẫn còn khá hoang vắng. Nhìn từ trên xuống, chúng giống như những tổ ong, nhìn ngang chúng lại giống những vỉa đá được bóc tách thành tảng khéo léo bởi bàn tay tạo hóa

Biển Tuy An, Phú Yên, trẻ em hồn nhiên lao mình xuống nước từ mỏm đá cao tới 3m, trong phút giải lao khi đi bắt ốc trên bờ biển

Hoa xương rồng ở biển Tuy An, Phú Yên

Cầu Thị Nại, cây cầu vượt biển dài nhất VN ở Qui Nhơn, Bình Định, nhìn từ một cây cầu nhỏ khác. Khánh thành cuối năm 2006, cây cầu dài 2.477m nối Qui Nhơn với Khu kinh tế Nhơn Hội. Những rừng ngập mặn và làng mạc nhỏ bé nằm xen kẽ trong biển nước khiến du khách ngắm nhìn đã mắt

Trong con suối ở khu du lịch Hầm Hô (Tây Sơn, Bình Định), những đàn bướm bay đẹp lộng lẫy. Hầm Hô cách Qui Nhơn khoảng 50km, là một khu rừng mát mẻ với suối chảy róc rách len lỏi dưới những tán lá. Tháng tư, tháng năm là mùa thời tiết đẹp nhất, bướm bay về hàng đàn khiến bạn chụp ảnh mỏi tay, chỉ sợ không đủ thẻ nhớ mà thôi

Hồ Núi Một (An Nhơn, Bình Định) yên lặng trên núi cao với rừng đại ngàn bao quanh. Trước đây hồ hình thành bởi đập thủy điện và hiện chủ yếu làm thủy lợi. Canô sẽ đưa bạn đi dạo chơi mặt nước xanh ngọc được tô điểm thêm bằng những cây rừng trổ hoa rực rỡ


Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của MIMOSATOUR! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Chúng tôi hy vọng bạn thích site này của MIMOSATOUR và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!
Khám phá xứ Bàu


Hình ảnh những người lữ hành đơn độc trong sa mạc chờ mong một dòng nước mát luôn ám ảnh chúng tôi trên chuyến khám phá những bàu nước nổi tiếng xứ đồi cát Phan Thiết.
Hồ sen trong sa mạc
Thuê một chiếc Jeep, từ Mũi Né chạy men theo biển Hòn Rơm Hoà Thắng khoảng 40km. Trên đường, bạn có thể dừng chân tại Hòn Hồng tắm biển. Biển ở đây trong xanh và có những bãi tắm vắng ngắt, cát mịn hoang sơ. Con đường xẻ dọc biển và núi này đẹp như Texas vì đất đỏ màu cỏ cháy như bán sa mạc với loài cây ô rô mọc rải rác. Du khách có thể dừng chân thu vào ống kính hình con rùa khổng lồ mắc cạn ở bên bờ sóng mà dân ở đây thường gọi là Hòn Quy.
Bàu Sen, dân địa phương gọi là Bàu Trắng, Bàu Bà để phân biệt với Bàu Ông là một hồ nhỏ nằm về phía biển, rộng 23ha. Bàu Bà là hồ rộng gần 70ha, mùa mưa nước lên, độ sâu có chỗ đến 20m, chiều dài 3,5km, trong xanh bốn mùa nằm dưới chân động cát. Một bên giáp làng mạc lơ thơ vài nếp nhà nhỏ. Một bên giáp đồi cát đỏ khô trọc, một bên là vành đai thuỳ dương như những tín hiệu biển. Nước mạch từ những lũng cát cao làm cho hồ luôn đảm bảo lượng nước cố định dù mùa khô hạn. Hệ thực vật trên hồ khá phong phú, gồm những mảng sen hồng mà cứ đến hạ lại nở hoa thơm ngát, trải thảm rực cả chân đồi cát. Nhiều loại chim bay về đây kiếm thức ăn và nhất là nhiều loại cá trắm rất ngon (có con nặng đến 25kg) mà chỉ cần một cần câu, một chiếc xuồng là bạn có thể kiếm bữa cá nướng dã ngoại quên về...
Hoa Quả Sơn và Bàu Rau Má
Ông chủ khu du lịch Rock Garden đã làm một cuộc khảo sát sâu vào vùng núi, trong dự án xây dựng khu Thuận Quý (Hàm Thuận Nam) thành một khu du lịch sinh thái kiểu như Pali (Ấn) nuôi thú, giữ rừng và làm dịch vụ tắm nước khoáng. Chúng tôi phát hiện ra sâu bên trong khu rừng này đang ẩn một Bàu Rau Má.
Đó là một ao nước nhỏ hình mặt trăng khuyết nằm sâu trong núi gần khu Hoa Quả Sơn (hay còn gọi là Động Khỉ). Trước đây, bầy khỉ núi hàng trăm con thường tụ tập về đây từng đàn để uống nước ở Bàu Rau Má và trú ngụ trong một số hang đá trên núi. Nhưng gần đây do người dân đánh bắt bừa bãi, bầy khỉ không về nữa, và Bàu Rau Má cũng chẳng còn nhiều rau má như xưa.
Tour Bàu
Các nhà khảo sát du lịch cho biết, nếu đi khảo sát hết tất cả các đồi cát Bình Thuận có thể có đến trên 10 bàu nước đẹp để làm dã ngoại, khám phá và nghiên cứu hệ sinh vật. Những Bàu Sen nổi tiếng ở Thuận Quý, Tuy Phong, Hàm Thuận Nam... quen thuộc đã từng hớp hồn du khách sẽ tiếp tục là đề tài điểm tour khi du khách còn mặn mòi với thiên nhiên kỳ lạ ở đây. Tham quan các bàu đặc trưng xứ cát cũng là một gợi ý nhỏ cho những nhà làm tour.


Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của MIMOSATOUR! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Chúng tôi hy vọng bạn thích site này của MIMOSATOUR và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!

XUỒNG BA LÁ

Xuồng ba lá - nét duyên trên sông nước Nam Bộ


Ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng quê có 9 dòng sông với hệ thống kênh rạch chằng chịt đi vào tận trước cửa mỗi nhà, trên nền đất yếu, sình lầy, ngập nước, đường bộ khó bồi đắp và hiếm hoi, những chiếc cầu tre thì chênh vênh, thì từ nhà ra vườn cũng phải đi bằng xuồng, hàng xóm đến với nhau cũng bằng xuồng.
Xưa còn nghèo, thông dụng nhất vẫn là xuồng ba lá. Người ta gọi xuồng ba lá là đôi chân của người dân vùng sông nước Nam Bộ. Và cũng như thế, còn gọi là "đi bằng tay", chỉ cần hai tay chèo xuồng là đi gần đi xa đều có xuồng nâng bước. Nhà ai không sắm được xuồng ba lá, cứ như bị cột chân. Nghèo đến mấy, tối thiểu trong nhà phải sắm được một chiếc xuồng ba lá.
Trong kháng chiến, công lao của chiếc xuồng ba lá thật khó kể hết. Xuồng chở quân lương, vũ khí. Xuồng đưa bộ đội, du kích qua sông. Nhiều đoàn quân tác chiến trên kênh rạch chỉ có thể nhờ dân giúp đỡ mới hành quân được - hành quân đường xuồng. Xuồng còn nhẹ nhàng khoả sóng trong đêm, đưa đặc công, trinh sát tiếp cận đánh đồn địch. Xuồng ba lá luồn lách được mọi rừng tràm, xẻo đước, rạch nhỏ. Xuồng ba lá giấu lực lượng, giấu cán bộ trong đám lục bình trên sông. Đi biểu tình, đấu tranh, địch vận cũng bằng xuồng ba lá...
Xuồng ba lá nguyên gốc ban đầu, theo chiều dọc chiếc xuồng, được đóng bằng ba mảnh ván phẳng, đẹp và chắc. Một mảnh rộng (to bản hơn) dùng làm đáy xuồng, hay còn gọi là lòng xuồng. Hai mảnh hai bên làm mạn xuồng, hay còn gọi là be xuồng. Thế là ba lá. Nhưng gỗ rừng ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, người đóng xuồng ba lá buộc phải nghĩ cách ghép nhiều mảnh ván lại, mới đóng được chiếc xuồng, cũng vẫn gọi xuồng ba lá.
Nay người ta còn làm ra xuồng bằng các loại vật liệu hợp kim và vật liệu hợp chất phi kim loại. Tuy làm bằng nhiều cách thức khác nhau, tác dụng của chiếc xuồng ba lá đối với người dân vùng sông nước Nam bộ vẫn nguyên giá trị, vẫn là truyền thống được kế thừa, vẫn giữ được nét độc đáo trong làm ăn và sinh hoạt của người dân nơi đây.
Câu ca được cải biên từ điệu hò Đồng Tháp:

... Nhà anh cách nhà em hai kinh một rạch
Anh ngó thấy em tóc dài buông hờ bà ba tím
Anh nghèo chưa sắm xuồng ba lá
Chẳng đành lội kinh dính sình sang bển gặp em
Thì mai anh sang nhà Năm Cua mượn xuồng ba lá
Đêm trăng hai đứa mình...
Hò ơ.. mới thực đêm trăng...


Hữu dụng là thế, thơ mộng là thế, đậm sắc miền quê là chiếc xuồng ba lá khắp các vùng Nam Bộ. Một nét quê hương ai cũng lắng đọng nhớ thương, ai đi xa cũng nhớ về.


Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của MIMOSATOUR! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Chúng tôi hy vọng bạn thích site này của MIMOSATOUR và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!

HẤP DẪN PLEIKU

Hấp dẫn Pleiku


Đà Lạt từ lâu nổi tiếng với núi Langbian, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, suối Cam Ly, thác Prenn, thác Gougah... thì Pleiku cũng nổi tiếng với núi Hàm Rồng, hồ Tơ Nưng, thác Yaly, thác Đá... nằm giữa lòng Trường Sơn hùng vĩ.
Theo truyền thuyết, thuở xa xưa ở vùng đất này không có tên gọi. Nhân ngày hội ở một bộ tộc Djarai, đồng bào tụ họp nhau lại ở nhà rông để ông Phaphai Tobal làm lễ. Trong lúc mọi người đang nhảy múa, ca hát theo tiếng cồng, tiếng trống, say sưa bên các ché rượu thơm ngon thì một cuộc xô xát giữa hai người con trai của vị tộc trưởng diễn ra ác liệt. Họ tranh giành quyền lực để kế vị người cha già yếu. Để phân giải, hai người con trai phải dùng sức mạnh bứt đứt đuôi trâu. Kết quả, người con trưởng thắng.Từ đó, người ta đặt tên cho vùng đất này là Pleiku.
Pleiku bây giờ là vùng đất hứa của Tây Nguyên. Một màu xanh mượt mà của các đồi trà, cà phê, cao su, cây ăn trái nối tiếp nhau hòa lẫn cùng màu xanh của núi rừng bạt ngàn.
Pleiku từ lâu nổi tiếng là xứ sở của loại trà ngon - trà Biển Hồ, Bàu Cạn - từng cạnh tranh với trà Blao (Bảo Lộc), Bắc Thái, Phú Thọ. Trà có mặt ở Pleiku từ những năm đầu thế kỷ 20, có phẩm chất độc đáo, nước trong xanh, vị thanh dịu, mùi thơm ngon. Sau trà, Lệ Cần, Lệ Chí nổi tiếng với giống khoai lớn củ, mỏng vỏ đỏ da, ruột đỏ như lòng đỏ trứng gà, ngọt, bùi, thơm ngon... được chở đi tiêu thụ khắp các tỉnh miền Trung.
Nếu có dịp đến thăm Pleiku vào mùa mưa, các bạn sẽ được thưởng thức món bắp rẫy. Loại bắp Xà Ró, bắp Giang lớn trái, to hạt, màu nâu hay màu trắng, no tròn tràn đầy nhựa sống được bày bán khắp các phố chợ và nương rẫy, giá rất rẻ.
Mùa mưa là mùa thu hoạch măng rừng. Măng le ở Pleiku ngon nổi tiếng được mọi người ưa dùng.

“Ai về nhắn với nẫu nguồn
Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”

Măng tươi đem luộc để tiêu thụ liền hay đem phơi khô, ép lại thành từng tấm mỏng bỏ vào hộp giấy chở đi bán khắp nơi trong nước. Những món ăn như: gà hầm, cá ám, vịt tiềm, mực xào... mà thiếu măng le kể như mất ngon.
Đến Pleiku các bạn có thể theo Quốc lộ 14 đi về hướng Kontum, đến Km7 sẽ gặp Biển Hồ, tức hồ Tơ-nưng. Đây là biển nước mênh mông, bàng bạc, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Xung quanh Biển Hồ là cả một vườn hoa, nhiều nhất là hoa ê-ban màu sữa chấm phá lung linh giữa không gian xanh biếc, hoa mua màu tim tím, hoa ngải màu vàng, hoa súng màu phơn phớt trắng hồng... khiến ta lâng lâng cảm khái. Biển Hồ là nơi cư trú của các loài chim như chim sin sít mỏ hồng có bộ lông tím, chim cuốc đen thui thủi, chim bói cá có màu da cam lẫn xanh biếc... Biển Hồ còn là vựa cá ở Tây Nguyên gồm đủ loại cá nước ngọt. Vào những đêm trăng thanh gió mát, Biển Hồ đẹp lạ lùng. Các bạn có thể vào các buôn lân cận thưởng thức món thịt rừng bên bếp lửa hồng, tha hồ mà “hỏa”, “nhum” bên cạnh các cô sơn nữ hoặc thuê thuyền độc mộc nhẹ bơi vào màn sương đêm huyền ảo phủ trùm lên mặt nước bao la.
Theo Quốc lộ 19, bạn theo hướng biên giới thăm núi Hàm Rồng. Núi cao hơn 1.000m, miệng núi tỏa rộng, oai nghiêm như con rồng đang há miệng. Từ trên cao, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm phong cảnh thơ mộng của hồ Ja-băng và hồ Tơ-nưng như hai chị em sinh đôi, thông với nhau nhờ con suối ngầm sâu dưới lòng đất.
Vào các dịp lễ hội như hội ăn tạ nhà mả (Pơ-thi), Tết cơm mới, lễ đâm trâu..., Pleiku sẽ lôi cuốn các bạn vào cuộc vui say bất tận, quên hẳn ngày về.



Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của MIMOSATOUR! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Chúng tôi hy vọng bạn thích site này của MIMOSATOUR và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!

CHỢ TÌNH VÙNG CAO

Chợ tình ở vùng cao: Cái tình không bán


Hai chữ "chợ tình" đã đi vào cách hiểu của người dưới xuôi như một phạm trù xã hội về tình yêu, hôn nhân. Giải thích thì có thể, nhưng chưa có cách nào định nghĩa thấu đáo về hai từ ghép này. Bởi lẽ, gọi là chợ thì ở đó phải có mua có bán. Nhưng cái tình ở đây không ai bán, cũng chẳng ai mua. Vậy, sao gọi là chợ! (?).
Nhưng thật trớ trêu, những người yêu nhau lại lấy chợ làm nơi hẹn hò. Bởi vậy, nôm na có thể hiểu, chợ tình là nơi hò hẹn, trao gửi tình cảm, có những cử chỉ yêu đương diễn ra ở chợ theo phong tục, tập quán tùy từng địa phương. Cũng đương nhiên và dễ hiểu vì chợ là đầu mối, là điểm nút của hầu hết những sinh hoạt văn hóa của đồng bào vùng cao.

Chợ tình Sa pa
Chợ tình nhiều người biết đến nhất là chợ tình Sa Pa - một điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch cả trong và ngoài nước. Thị trấn Sa Pa nằm ở phía bắc, cách thị xã Lào Cai 36km. Cái thị trấn nhỏ bé này nằm lọt trong một vùng tiểu khí hậu ôn đới, mát mẻ quanh năm. Có những năm mùa đông tuyết rơi nên thật lãng mạn, hấp dẫn du khách. Mỗi tuần, chợ họp một lần vào tối thứ bảy. Ðây là chợ của người Dao. Từ chiều, dưới phố và ở sân nhà thờ đã thấy rất nhiều phụ nữ đầu quấn khăn đỏ tươi và mặc trang phục thêu hoa văn lộng lẫy cùng với những vòng bạc, khuy bạc, những đồng tiền nhỏ đính trên vai áo. Hấp dẫn hơn nữa là có những tiếng reo theo mỗi bước chân, từ những chùm lục lạc đồng xinh xắn đính trên những chiếc khăn choàng đầu. Ðối tượng của họ là những chàng trai người Dao trong trang phục áo chàm, khăn cũng cùng mầu. Ở một góc nọ, dăm bảy chàng trai xúm quanh một cô gái, họ đưa những chiếc máy cát-xét của họ vào gần cô gái để ghi âm những khúc hát tỏ tình bằng tiếng dân tộc. Thấy có người lạ, cô gái ngượng ngùng cúi đầu hoặc lấy tay che mặt, nhưng vẫn hát với giai điệu run run.

Rồi màn đêm xuống
Sau những bụi cây và cả trên ngọn núi cao tít gần chị "Hằng Nga" kia là những âm thanh mời gọi lúc trầm, lúc bổng của khèn lá, khèn môi bồng bềnh trong đêm. Phong tục của người Dao không ngăn cản người đã có vợ có chồng đi tìm bạn tình. Con gái 13, 14 tuổi đi theo các chị để làm quen. Những cô gái trẻ, đẹp thường được rất nhiều chàng trai để ý. Họ vây quanh, hát cho cô gái nghe hoặc tán tỉnh rồi tặng quà kỷ niệm. Cô gái không ưng thì bỏ quà chạy và bị nắm tay giữ lại. Ðộng tác này gọi là "kéo", một biểu hiện đặc trưng cho sự tỏ tình quyết liệt. Cho tới lúc "chấm" được một chàng, cô gái dúi vào tay người đó một vật định ước. Vật định ước ấy có thể là một chiếc nhẫn, chiếc vòng tay hay cái lược... Thế là đám đông ồ lên, tản ra. Cô gái quay về với các bạn gái. Một lúc sau khi yên tĩnh trở lại, hai - ba cô bạn đưa cô gái này đến "gửi gắm" cho chàng trai nọ. Rồi thì đôi bạn tình đưa nhau tới đâu chỉ có rặng sa mu xào xạc kia mới biết...

Chợ tình Việt Bắc
Ngược lên Việt Bắc, nơi mỏm đầu cao nhất của Tổ quốc thuộc tỉnh Hà Giang cũng có một chợ tình. Ðó là chợ Khau Vai, cách thị trấn Mèo Vạc 24km về phía đông nam. Chợ này rất ít người biết đến vì đường xa, cheo leo. Nghe tên "dốc Cổng Trời" Quản Bạ hay đỉnh Mã Pì Lèng (Ngựa thở ra khói) quanh năm mây phủ với những vách đá tai mèo dựng đứng thì nhiều người thối chí. Hơn nữa, phiên chợ tình ở Khau Vai mỗi năm chỉ họp một lần vào mùa xuân (26-3 dương lịch). Ðặc điểm, chợ này chỉ dành cho những người lỡ dịp "kết xóc, xe tơ" khi xưa tìm về hội ngộ... Lúc trước vì một lẽ trái ngang nào đó (phần nhiều do người con trai nghèo quá không đủ tiền sính lễ) không cưới được người con gái mình yêu, nên họ phải ngậm ngùi chia tay nhau. Ðể rồi, 365 ngày mới được một lần thỏa nỗi nhớ mong. Người đến chợ không hẳn là những người trẻ, bởi có những cuộc tình "có duyên nhưng không có phận", nên mới thành ra "lỡ làng đá đã xanh rêu".
Người từ rất xa đổ về, lội suối, trèo đèo có khi cả ngày trời, có khi từ hôm trước mới đến được điểm hẹn hò. Theo phong tục thì vợ của người đàn ông này cũng như chồng của người đàn bà nọ không có quyền ngăn cản bạn đời của mình đi gặp người tình xưa. Những người đàn ông chung tình không chờ bạn ở giữa chợ mà tắt lối, đón đường để sớm bắt gặp dáng hình người con gái đằm thắm, mặn mà năm xưa.
Ở chợ Khâu Vai, người ta không "kéo" nhau. Chỉ thấy những kẻ chặn đường, những người níu áo, những tiếng khóc hờn dỗi và cả những tiếng cười... Ðôi bạn tình lúc chia tay khi nào cũng có vật kỷ niệm trao đổi và những lời hò hẹn cho lần gặp sau.

Châu Mộc - Chợ tình của người Mông ở Tây Bắc
Ðường lên Tây Bắc còn một chợ tình nữa cũng ít người biết đến, đó là chợ tình Châu Mộc, nay thuộc thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Ngày 1-9 dương lịch hằng năm được coi là ngày Tết của người Mông, cũng là phiên chợ tình duy nhất trong năm. Chợ đông đến năm bảy nghìn người. Người xa từ Lai Châu, Phong Thổ, Lào Cai xuống, người gần thì từ Hòa Bình lên hoặc từ Sơn La về. Chợ đẹp lắm vì trang phục của người Mông chia thành nhiều dòng: Mông Ðơ (trắng), Mông Ðu (đen), Mông Si (đỏ), Mông Lềnh (vàng), Mông Hoa... Các sắc áo váy sặc sỡ hòa trộn vào nhau như một rừng hoa.
Khi xưa, cuộc sống còn nghèo, mọi người đến chợ phải đi bộ hoặc đi ngựa mất cả ngày trời, đêm không về kịp phải ngủ lại. Bây giờ thì khác, phương tiện đi lại chính của đồng bào là xe máy. Ðường đông như trẩy hội. Có những chàng trai đến gần chợ thì dừng xe để thay bộ cánh mới theo kiểu dân tộc cổ truyền. Trong "rừng người" chen vai, người ta bắt gặp cả những khuôn mặt ngơ ngác của những cô bé 13, 14 tuổi lần đầu xuống chợ. Cánh con trai chầu chực ở tiệm uốn tóc để rẽ ngôi, gọt sửa, xịt keo. Sau đó, họ rủ cánh con gái đi ăn phở rồi đi chụp ảnh và chờ bọc răng vàng. Ðó là những lệ bộ cần thiết. Ai cũng đẹp, cũng vui. Cánh thanh niên bắt đầu trêu chọc và "kéo" nhau, "kéo" tuột cả nùn tóc giả mà các cô gái vẫn tươi cười bởi hôm nay là ngày hạnh phúc của tuổi trẻ. Những bàn tay nắm nhau, những ánh mắt đắm đuối, những cử chỉ vuốt ve... Có thể nói, chợ tình Châu Mộc là điểm khởi đầu cho một tình yêu trong sáng. Sự gặp gỡ, ưng thuận ở đây vừa là tỏ tình, vừa là đính ước để mùa xuân tới, tình yêu sẽ kết thành trái chín.


Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của MIMOSATOUR! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Chúng tôi hy vọng bạn thích site này của MIMOSATOUR và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!