Thứ Hai, 29 tháng 9, 2008

Thành phố Hồ Chí Minh - GIỚI THIỆU CHUNG

Hơn 300 năm trước, vùng đất này chỉ là những bãi sình lầy, hoang vu. Với hệ thống sông rạch khá thuận tiện cho việc di chuyển, những lưu dân người Việt đầu tiên đã vượt biển tìm đến mưu sinh ở miền đất này. Bằng bàn tay và khối óc, bằng mồ hôi, nước mắt và cả xương máu nữa, họ đã biến miền đất hoang sơ thành đồng ruộng phì nhiêu, phố phường đông đúc... Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược, đặt cơ sở hành chính đầu tiên và việc xác định Sài Gòn ở vị trí trung tâm cho cả vùng đất phương Nam thể hiện xu thế phát triển và bản lĩnh kiên cường của một dân tộc vốn có nền tảng văn hiến ngàn đời. Chính vì vậy mà Sài Gòn – Gia Định suốt mấy thế kỷ qua đã đứng vững trước bao thử thách và ngày càng phát triển...

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam BộĐồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này được mệnh danh “Hòn ngọc viễn đông”, một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm 1975, lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành “Thành phố Hồ Chí Minh”, tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01
km². Vào năm 2006, thành phố có dân số 6.424.519 người, mật độ trung bình 3.067 người/km². Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.
Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường xá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống
giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất.
Mục lục
Địa lý
1.1 Địa chất, thủy văn
1.2 Khí hậu, thời tiết
1.3 Ô nhiễm môi trường
2 Lịch sử
2.1 Thời kỳ hoang sơ
2.2 Khai phá
2.3 Từ Gia Định tới Sài Gòn
2.4 Thủ đô Sài Gòn
2.5 Thành phố Hồ Chí Minh
3 Hành chính
4 Kinh tế
5 Xã hội
5.1 Dân cư
5.2 Y tế
5.3 Giáo dục
6 Giao thông vận tải
7 Quy hoạch và kết cấu đô thị
8 Du lịch
9 Văn hóa
9.1 Truyền thông
9.2 Thể dục, thể thao
9.3 Trung tâm văn hóa, giải trí
Thành phố trực thuộc trung ương
Quốc gia: Việt Nam
Miền:Đông Nam bộ
Thành lập:
1698
Đổi tên:1976
Đại biểu Quốc hội:26
Chính quyền: - Chủ tịch UBND:
Lê Hoàng Quân
- Chủ tịch HĐND:Phạm Phương Thảo
- Bí thư Thành uỷ:Lê Thanh Hải
Diện tích
- Tổng cộng:2,095 km² (0,8 sq mi)
Dân số (2006):

- Tổng cộng:6,424,519 người
-
Mật độ:3,067/km² (7,9/sq mi)
Múi giờ:G (UTC+7)
Mã bưu chính:70
Mã điện thoại:8
Dân tộc:
Kinh, Chăm, Khmer, Hoa
Bảng số xe:50 → 59

Địa lý

Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10° 10’ – 10° 38 vĩ độ Bắc và 106° 22’ – 106° 54’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long AnTiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.[1]
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam BộĐồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở Quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, Quận 2, toàn bộ huyện Hóc MônQuận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.[2]
* Địa chất, thủy văn
Sông Sài Gòn đoạn qua Quận 1
Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh hình thành nhờ hai tướng trầm tích PleistocenHolocen. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám. Với hơn 45 ngàn hecta, tức khoảng 23,4 % diện tích thành phố, đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc: ven biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi... hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha. Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.[3]
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngã chính Soài RạpGành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...[4]
Nhờ thế Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m. Tại Quận 12, các huyện Hóc MônCủ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng. Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.[4]
* Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40°C, thấp nhất xuống 13,8°C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28°C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các thàng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90 %, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.[5]
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80 %, và xuống thấp vào mùa không, 74,5 %. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5 %.[5]

* Ô nhiễm môi trường
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, ý thức người dân kém... Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề
ô nhiễm môi trường. Cũng như Hà Nội, hiện tượng nước thải ở Thành phố Hồ Chí Minh không được xử lý, đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m³/ngày[7]. Sông Sài Gòn, mức độ ô nhiễm vi sinh chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220 lần. Cho tới 2008, vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để chấm dứt tình trạng ô nhiễm này[8].
Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 6.000 tấn/ngày, trong đó một phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết. Kết quả quan trắc năm
2007 cho thấy, so với năm 2006, sự ô nhiễm hữu cơ tăng 2 đến 4 lần. Các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất... còn góp phần gây ô nhiễm không khí. Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên[9].
Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy ra cả trong mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140
ki-lô-mét vuông với 85% điểm ngập nước nằm ở khu vực trung tâm. Thiệt hại do ngập nước gây ra ước tính 8 tỷ đồng mỗi năm. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được xây cách đây 50 năm đã xuống cấp. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam – khu vực thoát nước của thành phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn [10].

Lịch sử


* Thời kỳ hoang sơ
Con người xuất hiện ở khu vực Sài Gòn từ khá sớm. Các cuộc khai quật
khảo cổ trên địa phận Sài Gòn và khu vực lân cận cho thấy ở đây đã tồn tại nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho tới thời kim khí. Những cư dân cổ từ nhiều thiên niên kỷ về trước đã biết đến kỹ thuật canh tác ng nghiệp. Văn hóa Sa Huỳnh từng tồn tại trên khu vực này với những nét rất riêng. Thời kỳ văn hóa Óc Eo, từ đầu Công Nguyên cho tới thế kỷ 7, khu vực miền Nam Đông Dương có nhiều tiểu quốc và Sài Gòn khi đó là miền đất có quan hệ với những vương quốc này.
Cho đến trước
thế kỷ 16, vị trí tiếp giáp với các quốc gia cổ cũng khiến Sài Gòn trở thành nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư. Nhưng những cuộc tranh chấp đã khiến vùng đất Sài Gòn - Gia Định vẫn là miền đất hoang, vô chủ, địa bàn của vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện.[11]

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất học, vùng đất Sài Gòn và đồng bằng Nam Bộ được hình thành cách đây khoảng 6.000 năm, vào cuối thời kỳ Holoxen. Vào thời kỳ này, một đợt biển thoái cuối cùng, đã làm xuất lộ miền đồng bằng Nam Bộ và phù sa sông Tiền, sông Hậu đã phủ lên mặt đất một lớp màu mỡ. Về cảnh quan địa mạo, Sài Gòn vốn nằm trên lằn ranh tiếp giáp của hai vùng phù sa cổ, nay tương thích với hai vùng Đông Nam Bộ và miền Tây tức đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy, phía Bắc của thành phố là những dãy gò đồi thấp kéo dài từ phía chân cao nguyên Nam Trường Sơn, còn phía Đông, Nam thành phố là vùng đồng bằng thấp mà công cuộc bồi đắp còn dở dang. Các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước từ trước và sau năm 1975, đã phát hiện được trên địa phận Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh cũng như một số khu vực phụ cận nhiều di tích khảo cổ học. Qua đó, cho thấy sự xuất hiện của con người trên vùng đất Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh khá sớm. Ở đây đã tồn tại nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho đến thời kỳ kim khí. Những người cổ từng sinh sống trên miền đất Sài Gòn từ nhiều thiên niên kỷ về trước đã biết đến kỹ thuật canh tác nông nghiệp. Họ không chỉ sinh sống trên miền đất cao phía Bắc - Tây Bắc, mà đã bước đầu chinh phục miền đất trũng phía Nam và Đông Nam. Một số phát hiện khảo cổ học cho thấy sự tồn tại của văn hóa Sa Huỳnh với những nét riêng trên đất Sài Gòn. Đó là thời kỳ phát triển rực rỡ của nền văn minh thời đại kim khí ở phía Nam. Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, là một khu vực dày đặc những di chỉ tiền sử hết sức phong phú trải dài trong khoảng 3.000 năm trước văn hóa Óc Eo.Từ đầu Công nguyên cho đến thế kỷ VII, là thời kỳ của văn hóa Óc Eo. Đây cũng là thời kỳ tồn tại của nhiều tiểu quốc ở miền Nam Đông Dương. Sài Gòn vào thời kỳ này là miền đất có quan hệ với nhiều tiểu quốc đó.
Từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX, sự tan rã của vương quốc Phù Nam đã có tác động và ảnh hưởng ít nhiều đến khu vực Nam Bộ.
Đầu thế kỷ IX, Thủy và Lục Chân Lạp thống nhất mở đầu cho thời đại Angkor. Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ IX đến XI, đất Sài Gòn Gia Định, hầu như đứng ngoài những ảnh hưởng của văn hóa Angkor.
Từ thế kỷ XII trở đi sự tranh chấp và chiến tranh giữa các vương quốc cổ có xu hướng bành trướng, nhất là giữa Champa với Chân Lạp, giữa Champa với Đại Việt, cũng như sự mở rộng của vương quốc Xiêm La. Vùng đất Gia Định, Sài Gòn lại nằm trên lằn ranh của các cuộc tranh chấp đó. Sự tranh chấp kéo dài nhiều thế kỷ cho đến thế kỷ XVI khi các chúa Nguyễn tìm cách gây ảnh hưởng của mình với quốc vương Chân Lạp và nhắm đến những mục đích lâu dài về sau này.
Cuộc tranh chấp giữa các thế lực phong kiến, của các vương quốc cổ, đã xáo trộn các cộng đồng cư dân, dồn họ lùi sâu vào các rừng rậm nhiệt đới ở Đông Nam Bộ, Nam Tây Nguyên. Không ít địa bàn cư trú của họ trên vùng đất Sài Gòn - Gia Định và Đông Nam Bộ trở nên hoang hóa, vô chủ. "Như vậy từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII, vùng đất giữa lưu vực sông Tiền hình như đang ở trong cơ cấu cư dân. Những nhóm người thưa thớt chỉ còn quần tụ ở một số thị trấn cổ ở Vũng Tàu - Bà Rịa, Prei Nokor..."

* Khai phá

Sơ đồ Thành Bát Quái, công trình được xây dựng năm 1790
Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai vùng đất này hoàn toàn không có sự tổ chức của
nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Chăm, người Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa[12].
Giai đoạn từ
1623 tới 1698 được xem như thời kỳ hình thành của Sài Gòn sau này[13]. Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Tuy đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng lại nằm trên đường giao thông của các thương nhân Việt Nam qua CampuchiaXiêm. Hai sự kiện quạn trọng tiếp theo của thời kỳ này là lập doanh trại và dinh thự của Phó vương Nặc Nộn và lập đồn dinh ở Tân Mỹ (gần ngã tư Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi ngày nay). Có thể nói Sài Gòn hình thành từ ba cơ quan chính quyền này[13].
Năm
1679, chúa Nguyễn Phúc Tần cho một nhóm người Hoaphản Thanh phục Minh” tới Mỹ Tho, Biên Hòa và Sài Gòn để lánh nạn. Đến năm 1698, chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh kinh lý vào miền Nam. Trên cơ sở những lưu dân Việt đã tự phát tới khu vực này trước đó, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định và hai huyện Phước Long, Tân Bình. Vùng Nam Bộ được sát nhập vào cương vực Việt Nam.[14]
Thời điểm ban đầu này, khu vực Biên Hòa, Gia Định có khoảng 10.000 hộ với 200.000 khẩu. Công cuộc khai hoang được tiến hành theo những phương thức mới, mang lại hiệu quả hơn. Năm 1802, sau khi chiến thắng Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi và đẩy mạnh công cuộc khai khẩn miền Nam. Các công trình kênh đào Rạch Giá - Hà Tiên, Vĩnh Tế... được thực hiện. Qua 300 năm, các trung tâm nông nghiệp phát triển bao quanh những đô thị sầm uất được hình thành.[15]
Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức ghi lại, Thành phố[cần dẫn nguồn] đã từng bị quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc chỉ huy tàn phá vào năm 1782 để thanh trừng.

Năm 1698, Nguyễn Phước Chu - tức chúa Minh - sai Thống suất Nguyễn Hữu Kính (thường đọc Cảnh) vào Nam kinh lý và lập phủ Gia Định. Nhưng trước đó, có lẽ hàng thế kỷ, nhiều sử liệu cho thấy người Việt Nam đã tới buôn bán và khẩn hoang lập đấp rải rác trong đồng bằng sông Mê Kông ở châu thổ miền Nam và sông Mê Nam bên Xiêm rồi.
Biên niên sử Khơ Me chép: Năm 1618, vua Chey Chettha II lên ngôi. Ngài liền cho xây cung điện nguy nga tại U Đông, rồi cử hành lễ cưới trọng thể với một công chúa Việt Nam rất xinh đẹp con chúa Nguyễn (người ta phỏng đoán đó là công nữ Ngọc Vạn con chúa Sãi, Nguyễn Phước Nguyên). Hoàng hậu Sam Đát Việt Nam cho đem nhiều người đồng hương tới Campuchia, có người được làm quan lớn trong triều, có người làm các nghề thu công và có người buôn bán hay vận chuyển hàng hóa.
Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho
lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng cũng là địa điểm qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi Campuchia và Xiêm La. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành thị tứ trên bến dưới quyền, công nghiệp và thương nghiệp sầm uất.
Giáo sĩ Yý tên Christoforo Boni sống tại thị trấn Nước Mặn gần Qui Nhơn từ năm 1681 đến năm 1622, viết hồi ký "Chúa Nguyễn phải chuyên lo việc tập trận và gởi quân sang giúp vua Campuchia - cũng là chàng rể lấy con gái hoang (fille batarde) của chúa! Chúa viện trợ cho vua cả tàu thuyền lẫn binh lính để chống lại vua Xiêm". Borri cũng tả khá tỉ mỉ về sứ bộ của chúa Nguyễn đi Campuchia hồi 1620: "Sứ thần là người sinh trưởng tại Nước Mặn, một nhân vật quan trọng đứng sau chức tổng trấn. Trước khi lên đường, ông đã để nhiều ngày giờ bàn bạc và nhận lệnh của chúa. Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có trang bị vũ khí và bài trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tới kinh U Đông, thì dân chúng Khơ Me, thương nhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản và Trung Hoa đã tụ hội đông đảo để đón tiếp và hoan nghênh. Vì sứ thần đây là người quan thuộc, đã lui tới nhiều lần, từng làm đại diện thường trú từ lâu, chưa không phải sứ giả mới đới lần đầu. Borri còn cho biết tòa sứ bộ khá quan trọng và đông đúc, nào là thê thiếp, người hầu kẻ hạ của sứ thần, nào binh sĩ giữ an ninh và phục dịch sứ bộ.
Một giáo sĩ khác người Pháp tên là Chevreuil tới thăm Colompé (tức Pnom Penh, Nam Vang) hồi 1665 đã thấy "hai làng An Nam nằm bên kia sông, cộng số người được độ 500 mà kẻ theo đạo Công giáo chỉ có 4 hay 5 chục người". Ngoài Nam Vang, tại các nơi khác cũng có nhiều người Việt Nam sinh sống, ở thôn quê thì làm ruộng, gần phố thì buôn bán, làm thủ công hay chuyên chở ghe thuyền, kể hàng mấy ngàn người. Như ở Đất Đỏ, Bà Rịa, Bến Cá, Cù lao Phố, Mỹ Tho, Hà Tiên, v.v...
Ngoài đồng bằng sông Mê Kông, người Việt Nam còn đến làm ăn và định cư rải rác trong đồng bằng sông Mê Nam. Lịch sử cho biết: dân tộc Thái mới lập quốc từ thế kỷ VII sau công nguyên ở giữa bán đảo Đông Dương và chủ yếu trên lưu vực sông Mê Nam. Nước này gọi là Xiêm hay Xiêm La (Siam), đến năm 1939 mới đổi tên là Thái Lan. Kinh đô Xiêm xưa ở Ayuthia, xây dựng thừ năm 150 trên một khúc quanh của sông Mê Nam cách biển gần 100 km. Theo bản đồ Loubère vẽ năm 1687, thì kinh đô Ayuthia nằm trong một hòn đảo lớn, giữa hai nhánh sông Mê Nam. Đường sá, cầu cống, phố chợ, lâu đài... được ghi khá rõ ràng. lại có thêm chú chích minh bạch như: A=Thành phố, B=cung điện, C=bến cảng, D=xưởng thủy hải quân, E=xưởng thủy ghe thuyền, F=phố thị, G=chủng viện... Chung quanh hòn đảo chính có những khu vực dành riêng cho dân Xiêm hay người nước ngoài cư trú: người Xiêm ở phía Bắc và Tây Bắc, người Hoa ở phía Đông, người Việt Nam, Mã Lai, Nhật Bản, Hòa Lan, Bồ Đào Nha ở phía Nam. Nơi người Việt ở cũng là một cù lao khá rộng, qua sông là tới phố thị kinh đô, việc đi lại giao dịch rất thuận lợi. Nhìn cách bố trí thôn trại chung quanh Ayuthia, ta có thể phỏng đoán cộng đồng người Việt ở đây khá đông và là một trong mấy nhóm ngoại quốc tới lập nghiệp sớm nhất. Trên bản đồ có ghi rõ chữ Cochinchinois nơi thôn trại Việt. Đương thời, địa danh này chỉ người Đàng Trong và cũng có thể chỉ chung người VIệt Nam, vì trước đó - trong thời gian chưa có phân ranh Trịnh Nguyễn, Tây phương dùng địa danh ấy, biến dạng bởi Giao Chỉ - Cauchi - Cauchinchina - Cochinchine để gọi chung Việt Nam. Đa số người Việt ở đây là người Đàng Trong, song cũng có người Đàng Ngoài. Họ tới định cư và lập nghiệp có lẽ từ thế kỷ XVI hay đầu thế kỷ XVII tồi, nghĩa là từ thời nhà Mạc khi trong nước rất xáo trộn là loại ly. Theo ký sự của Vachet thì cả nam nữ già trẻ. Ngoài Ayuthia, người Việt còn tới làm ăn định cư tại Chân Bôn (Chantaburi) và Bangkok là những thương điếm trung chuyển từ Hà Tiên tới kinh tô Xiêm.
Sử Việt Nam và sử Khơ Me cùng nhất trí ghi sự kiện: Năm 1674, Nặc Ong Đài đánh đuổi vua Nặc Ong Nộn. Nộn chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa liền sai thống suất Nguyễn Dương Lâm đem bính đi tiến thảo, thâu phục luôn 3 lũy Sài Gòn, Gò Bích và Nam Vang (trong sử ta, địa danh Sài Gòn xuất hiện từ 1674 vậy). Đài thua chạy rồi tử trận. Chúa Nguyễn phong cho Nặc Ong Thu làm Cao Miên quốc vương đóng đô ở U Đông, cho Nặc Ong Nộn làm phó vương.
Sử ta còn ghi rõ: năm 1679, chúa Nguyễn Phước Tần tức Hiền Vương cho "nhóm người Hoa" muốn "phục minh chống Thanh" là Dương Ngạn Địch tới mỹ Tho, Trần Thượng Xuyên tới Biên Hòa và Sài Gòn để lánh nạn và làm ăn sinh sống. Những nơi đó đã có người Việt tới sinh cơ lập nghiệp từ lâu. Như Trịnh Hoài Đức đã chép: các chúa Nguyễn "chưa rảnh mưu tính việc ở xa nên phải tạm để đất ấy cho cư dân bản địa ở, nối đời làm phiên thuộc ở miền Nam, cống hiến luôn luôn". Nhưng năm 1658, "Nặc Ong Chân phạm biên cảnh", Hiền Vương liền sai "phó tướng Tôn Thất Yên đem ngàn binh đi 2 tuần đến thành Mô Xoài (Bà Rịa), đánh phá kinh thành và bắt được vua nước ấy". Sau được tha tội và được phong làm Cao Miên quốc vương "giữ đạo phiên thần, lo bề cống hiến, không xâm nhiễu dân sự ở ngoài biên cương. Khi ấy địa đầu Gia Định là Mô Xoài và Đồng Nai đã có lưu dân của nước ta đên ở chung lộn với người Cao Miên khai lhẩn ruộng đất". Như vậy là từ trước 1658, Mô Xoài và Đồng Nai đã thuộc "biên cảnh" của Việt Nam.
Bốn mươi năm sau (tức 1698), chúa Nguyễn mới sai Nguyễn Hữu Kính vào "kinh lý" miền Nam. Đó là cuộc kinh lý miền biên cảnh - khi ấy "đất đai đã mở rộng khắp miền đông Nam Bộ nay. Trên cơ sở lưu dân Việt Nam tự phát tới "khẩn hoang lập ấp", Nguyễn Hữu Kính đã lập phủ Gia Định và 2 huyện Phước Long, Tân Bình (một phần nay là TPHCM). Đúng là dân làng đi trước, nhà nước đến sau. Và miền biên cảnh Nam Bộ sáp nhập vào cương vực Việt Nam một cách thật êm thắm và hòa hợp dân tộc vậy.

*Con đường lập nghiệp của cha ông để có đất Sài Gòn - Gia Định

Vào khoảng thế kỷ thứ 5, Sài Gòn Gia Định là vị trí của hai nước nằm sát cạnh nhau: Thù Nại và Bà Lị.
Thời gian sau cả hai nước này đều bị nước Phù Nam kiêm tính và đặt kinh đô ở Vyâdhapura. Qua thế kỷ thứ 6 đến lượt nước Phù Nam lại bị thôn tính do Tiểu vương Kambuja ra đời, gọi là nước Chân Lạp hay Cao Miên.
Triều đình Chân Lạp thuở đó với bộ máy nhà nước khá quy củ. Phần đất có hai khu vực rõ rệt, miền khô lục Chân Lạp và miền trũng úng Thủy Chân Lạp. Miền khô nằm trên phía Bắc. Nơi này khô ráo, đồi gò thoai thoải, sông nước trong lành, khí hậu hiền hòa. Nơi đây được tập trung tất cả hệ thống hành chánh, vua quan. Chung quanh có phố xá sầm uất, dân chúng đông vui. Dần dần ở lục Chân Lạp này còn có các dân tộc khác cũng đến giao thương như Mã Lai, Ấn Độ, Chăm.
Còn phần đất bên dưới nằm ở phía Nam, thuộc hạ lưu sông Mê Kông (Cửu Long) vốn là miền trũng úng, thuộc loại hiểm địa, bị hoang phế từ lâu đời. Bao quanh phần lớn lại là biển cả, gọi là Thủy Chân Lạp, ta gọi là Đàng Thổ. Thế kỷ thứ 14 nước Chân Lạp bị quân Mã Lai áp đảo dày xéo, buộc phải thần phục. Lại về sau bị Xiêm đặt ách thống trị. Khoảng thời gian này đã có lúc chiến tranh biên giới Xiêm La và Chân Lạp đụng độ nhau rất quyết liệt khiến quân lính cả hai bên sợ hãi tìm cách đào ngũ nhập vào số các sắc dân Mã, Việt, Chăm, Chân Lạp cùng nhau chạy loạn. Một vài toán liều mạng chạy xuống vùng biển Thủy Chân Lạp, vào rừng sâu ẩn náu.
Có lẽ từ đó những danh từ chỉ vài vị trí địa lý được xuất hiện như: Prinagaram nghĩa là phố giữa rừng; Kas Krôbey chỉ khu vực có nhiều trâu nước và Pranokor tức rừng già. Sau cuộc chiến dữ dội ấy, thế lực Chân Lạp sút kém dần. Rõ rệt nhất ở vào thế kỷ 16 đất đai của họ bị lấn dần. Trong Hoàng tộc lúc đó lại thường xuyên xảy ra nội loạn tranh chấp ngôi báu.
Sang đầu thế kỷ 17 vua Chân Lạp là Chey Choetha II đã xin cưới một công nương nhà Đại Việt, con gái vua Hy Tông Nguyễn Phúc Nguyên (1617-1635). Mục đích của Chân Lạp muốn dựa thế lực nhà Nguyễn hòng chống lại Xiêm La (tức Thái Lan). Còn mục đích của Đại Việt muốn nhân cơ hội lấy tình thân thông gia, giữ ôn hòa lân bang và để đặt bước khai hoang.
Cuộc hôn nhân của công chúa Ngọc Vạn với vua Chân Lạp được hình thành vào năm 1620. Bà được phong làm Hoàng hậu với tước hiệu "Somdach - preia Peaccac - Vodey - Prea - Roriac - Khsattrey". Từ đó mối giao bang giữa Đại Việt và Chân Lạp khá êm đẹp. Dân hai nước được tự do qua lại sinh sống cả hai bên lãnh thổ của nhau. Vậy là nơi rừng rú hoang dã Thủy Chân Lạp với tên Preinokor có thêm nhiều hơn vết chân người Việt. Các danh từ được phiên âm từ Preinokor ra Sài Gòn - Kaskrobey ra Bến Nghé và Nông Nại ra Đồng Nai đã được xuất hiện từ nhóm người Việt này đến lưu cư đầu tiên.
Năm 1623 vua Chân Lạp đã mau mắn gửi quốc thư hồi âm chấp thuận việc chúa Nguyễn muốn đặt trạm thu thuế tại Sài Gòn (Prinokor). Sự việc này đã là một thực thể chính đáng cho chúa Nguyễn nhà Đại Việt với công trình khai hoang xứ Đàng Thổ.
Danh từ Đàng Trong đã được vào đến đây. Đàng Trong cứ gọi là Đàng Cựu. Khi ấy miền ác địa Thủy Chân Lạp vô chủ này, mặc nhiên được xem như vùng trái độn giữa hai biên giới Việt và Miên. Bởi vậy bất kỳ dân tộc nào có gan dạ, có sức, có lực... ai ai muốn đến chiếm cư
khai phá vùng này lấy đất trồng trọt sinh sống đều được tự do, không hề bị một ngăn cản cấm đoán nào cả. Mọi sắc tộc đến đây ngày đó đều có quá trình từng nhóm, trước hết là người bản thổ (Chân Lạp) tức người Khơme.
1.Tuy là dân chánh gốc: nhưng vì chốn này là nơi hiểm địa nên sự có mặt của họ rất thưa thớt, vắng lặng. Chỉ khi nào thấy có khói vương tỏa qua cây lá ở đâu mới hay nơi ấy có người. Đặc biệt họ chỉ chọn những giồng cao mới dựng lều có sàn để ở và cho tiện việc trồng khoai sắn, cấy lúa càn đông, lúa nọa đen... Ngoài ra, họ không muốn khai phá gì thêm vì e hiểm trở, hơn nữa vì họ quá ít người.
2.Người Chăm: họ lưu lạc đến đây từ những thời ly loạn xa xưa. Họ cũng chỉ quan ở vùng khô tìm nơi dốc cao làm rẫy sinh sống. Họ ưa sống thành từng nhóm biệt lập đồng chúng.
3.Người Man: theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi là thuộc nước Đại Việt, vốn là dân tộc thiểu số ở cuối dãy Trường Sơn lưu chuyển xuống. Nhưng còn có người Man thuộc Chân Lạp cổ, gồm nhiều sắc tộc Ché Mạ, Mnông, X Tiêng... họ sinh sống bằng nghề săn bắn và nương rẫy, thường ở trên những triền núi cheo leo và không cố định.
4.Người Việt: họ đến đây lập nghiệp làm nhiều đợt trước cả thời Trịnh Nguyễn phân tranh.Bến dừng lại đầu tiên là Mỏ Xoài (Bà Lị, Bà Rịa) rồi mới dò dẫm vào tiếp các vùng sâu hơn. Sau đó đến vụ chuyển cư hợp pháp là năm 1620. Một số vũ công và gia đình họ được chọn theo công chúa Ngọc Vạn vào hẳn đất Miên nhưng cũng một số ít họ xin lưu cư ở vùng trũng Thủy Chân Lạp để tiện trồng lúa nước.
Bản tính người Việt cần cù siêng năng có đặc điểm ưa sống quần tụ dễ hòa đồng...
Mặc dù buổi đó quyền tự phát tự quản, mạnh ai nấy sống, nhưng dù vậy các sắc tộc cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng lẫn nhau - nhất là nền văn hóa Đại Việt đã có bề dầy nề nếp văn minh cổ truyền rất dễ thu hút. Nói về cuộc sống thay đổi của người Việt, họ đã cảm tử xông pha đến đây; miền sông biển Bà Rịa Đồng Nai, vùng rừng rú Sài Gòn Bến Nghé như một địa bàn đầy hứa hẹn sự hưng thịnh. Thế nhưng trước mặt còn tràn ngập gian nan thử thách, cần nhiều gan dạ và sức phấn đấu. Do vậy nên nhà nước Chân Lạp đã chấp thuận nhường quyền khai hoang và thu thuế vùng trên cho Đại Việt.
Sau hết là người Tàu. Đây là số di thần nhà Minh bất mãn với nhà Thanh. Năm 1679 hai tướng Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên tức Trần Thắng Tài đã dùng 50 thuyền chiến vượt biển di tản cùng 3.000 người thân tộc và cận vệ. Họ cập bờ Tư Dung (miền kinh đô Thuận Hóa) họ ra dấu xin tị nạn vào đất Việt. Trước thế cùng lực tận, họ được chúa Nguyễn chấp thuận cho phép nhập cư. Liền đó họ được hướng dẫn vào Đàng Thổ cho ở làm 2 nơi, Bàn Lân (Đồng Nai) và Vũng Cù (Mỹ Tho). Họ được tự do khai phá theo sở dụng nhưng họ cũng chỉ khai hoang đủ để sinh sống. Vì họ vốn có sở trường thương mại. Điểm buôn bán đầu tiên của họ là Cù Lao Phố hay còn gọi là Đông Phố.
Tháng hai năm Mậu Dần 1698 chúa Minh Nguyễn Phúc Chu phái trấn thủ dinh Bình Khương là Lễ thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm thống suất kinh lược xứ Đồng Nai.
Ông cho đặt đại bản doanh tại Cù Lao Phố bằng sự nhận xét thần tốc về mọi mặt: đất đai hoang phế mênh mông nhưng toàn là sình lầy cùng rừng rậm; nhân lực thì yếu kém, đời sống sinh hoạt của các sắc dân quá thô thiển thật là thiên nan vạn nan! Nhưng với ý chí quả cảm, bất kể nguy khó hiểm nghèo Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vạch ra kế sách cấp tốc:
1.Khai hoang mở cõi.
2.Dàn xếp biên cương.

Song song với việc khẩn hoang Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thi hành ngay việc chia ranh định vùng mong sớm đưa chúng dân vào nề nếp an cư.
Về hành chính: ông chia đất Đông Phố lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh trấn biên (Biên Hòa ngày nay). Lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (tức Sài Gòn).

Mỗi trấn có lưu thủ quản trị, dưới có cai bạ coi về ngân khố và ký lục coi về hình án.
* - Trấn Biên bao gồm từ Bình Thuận đến Nhà Bè.
* - Phiên Trấn bao gồm từ Tân Bình đến Cần Giuộc (Long An).
Phủ Gia Định ngày đó là gồm từ Bình Thuận, Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè đến Long An. Khi đó địa bàn Đồng Nai Gia Định được nới rộng thêm ra hàng ngàn dặm vuông, các chủng dân được quy tụ dựng thành chòm xóm. Dân số có đến 40.000 hộ. Liền đó, Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vạch ra quy hoạch:
1.Thiết lập làng xã, khóm ấp.
2.Lập sổ đinh, sổ điền.
3.Định mức tượng trưng về thuế tô, thuế dung. Riêng người Hoa tập trung làm hai xã để việc thương mại có cơ hội bành trướng đều khắp.
4.Xã Thanh Hà ở huyện Phước Long (Đồng Nai Biên Hòa).
5.Xã Minh Hương ở huyện Tân Bình (Sài Gòn Bến Nghé).
Tất cả dân số người Hoa cũng đều nhập sổ bộ Đại Việt.
* Về thương mại: ông cho lập đường thủy ven các nhánh sông, lấy khu chợ nổi Nhà Bè cổ nơi ngã ba sông Bình Dương làm trung tâm giao dịch, thương lưu với các ngã: Cù Lao Phố, Bến Nghé, Cần Giờ, Rạch Cát, Vũng Cù (Cần Giuộc) và Gò Vấp.Đặc biệt bến tàu Châu Đại Phố của nhóm Hoa thương nhem nhúm còn quá luộm thuộm, giờ đây cũng được khuyến khích cho có qui cũ. Vị trí này sau đã nhanh chóng thành tên Cảng Đại Phố. Đây chính là bến cảng non trẻ nhất của miền này ở cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18.
* Về quân sự: Đã có sẵn một lực lượng binh chủng gồm: thủy binh, bộ binh, tinh binh và thuộc binh. Thống suất cho cắt đặt các cơ đội canh phòng yên ổn thôn trang và quân lính cả hai dinh lo bảo vệ chủ quyền tại suốt vùng đất mới thành lập.
Thời ấy, vua Cao Miên (tức Chân Lạp) là Nặc Ông Thu. Mặc dầu bên trong hoàng tộc của họ vẫn thường xảy ra nổi loạn tranh chấp nhưng bên ngoài đối với sự định vùng biên giới của nhà Đại Việt cũng là ổn định cho cả đôi bên Việt Miên. Sự thần phục tiến cống được họ nối lại như trước.
Sau hết đến vấn đề di dân và khuyến nông đã được triều đình chúa Nguyễn chấp thuận. Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh cấp tốc phái thuộc binh đi hô hào chiêu mộ dân chúng từ miền Ngũ Quảng vào Gia Định lập nghiệp.
Sự hình thành của Sài Gòn Gia Định ngày nay bắt đầu tư thuở cha ông đi khai phá và lập nghiệp cách đây hơn ba thế kỷ là vậy.

Lập đồn thu thuế đầu tiên
Từ năm 1623 tới 1698 được coi là giai đoạn hình thành Sài Gòn, hay nói cách khác là bước chuẩn bị dài tới ba phần tư thế kỷ để tiến đến sự ra đời của một đô thị Sài Gòn. Theo các nhà sử học, giai đoạn đó được đánh dấu bằng các mốc chính như sau:
Lập đồn thu thuế từ năm 1623.
Lập doanh trại và dinh thự của Phó vương Nặc Nộn đặt ở Sài Gòn.
Lập đồn dinh ở Tân Mỹ (gần ngã tư Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi - TP. HCM hiện nay) nhằm bảo vệ số lưu dân từ Bắc vào Nam lập nghiệp và nhóm người Hoa từ phương Bắc tới.
Vậy có thể nói, Sài Gòn đã bắt đầu hình thành từ ba "cơ quan" mang tính chất chính quyền nói trên mà việc lập đồn thuế là một vụ việc được kể hàng đầu và cũng ra đời sớm nhất (1623).
Vị trí của đồn thuế này đặt tại đất Đồng Nai - Gia Định trong đó có cả vùng Sài Gòn - TP. HCM ngày nay. Theo sử liệu, trên địa bàn TP. HCM hồi đó có hai đồn thuế chứ không phải một. Cụ thể, một đồn nằm trên đất chợ Cầu Kho hiện nay nhằm vào các đối tượng là hai Trung tâm "xóm Bến Nghé" và dinh Phiên Trấn (khu vực chợ Nguyễn Thái Bình) và một đồn khác ở xóm Sài Gòn giữa Q.5 hiện nay (khi đó vùng Chợ Lớn gọi là Sài Gòn).
Chính sách thuế của nhà Nguyễn đối với thời khai hoang lập ấp ở Nam Bộ là có 2 loại thuế: thuế chánh nạp và thuế biệt nạp. Thuế chánh nạp là thuế đinh điền tính theo sổ bộ ghi chép kỹ lưỡng. Thuế biệt nạp là thuế công thương tính theo hàng hóa lưu thông hay số người thợ ở từng nghiệp phường. Thuế biệt nạp thâu bằng tiền và hàng (ví dụ: một người thợ rèn, mỗi năm phải nộp mấy con dao...)
Chính sách biệt nạp đối với vùng đất mới khẩn hoang được ghi nhận là hợp lý. Loại thuế này được duy trì suốt trong chế độ phong kiến nhà Nguyễn và nhằm chính vào giới công thương. Người làm nghề thủ công ngoài nghĩa vụ biệt nạp còn phải nhận một khoản làm hàng gia công để cống nạp cho Nhà nước với quy định rõ ràng hàng năm.
Nói về quá trình hình thành Sài Gòn - TP. HCM, các nhà sử học không quên nhắc tới hai đồn thuế đầu tiên. Nó như một căn cứ để chứng minh cái lợi thế của một vùng đất mà xưa đã là một trung tâm thương mại lớn ở xứ ta "không đâu bằng", "trăm món hàng đều tụ hội về đây".

NHỮNG CƯ DÂN VIỆT ĐẦU TIÊN

Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết về vùng đất Nam Bộ vào thế kỷ XVII, rằng "từ cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại... trở lên". Đất Sài Gòn khi những nhóm lưu dân người Việt đến khai khẩn hãy còn hoang vu, rừng rậm và đầm lầy trải dài. Rải rác đó đây trên các giồng đất cao, một vài nhóm các dân tộc Khmer, Stiêng, Mạ... cư trú, sinh sống.
Những lưu dân người Việt đầu tiên tìm đến mưu sinh nơi đất Sài Gòn thuở xa xưa là những người từ miền Bắc, miền Trung vào vì nhiều lý do. Phần lớn họ là những nông dân nghèo đói, cơ cực bởi cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến, một số khác là những quan lại, binh lính được nhà nước phong kiến phái đi đồn trú phía Nam, một số là những kẻ tội đồ trốn tránh... Họ đã vượt biển trên những chiếc thuyền và ngược sông Sài Gòn từ cửa Cần Giờ đến vùng đất Sài Gòn ngày nay. Những nhóm lưu dân đầu tiên đã chiếm cứ các giồng đất cao nằm dọc sông Sài Gòn để định cư. Ở đây có nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và canh tác, khí hậu lại thoáng đãng. Dần dần từ các giồng cao, lưu dân mở rộng việc khai phá rừng rậm và bưng sình, đất thấp... thành ruộng vườn và làng xóm.
Một địa điểm mà sử sách thường nhắc đến là Mô Xoài có lẽ là vùng đất Bà Rịa hiện nay, đã được người Việt chọn làm nơi cư trú đầu tiên. Đất đai ở đây tương đối cao, lại gần sông biển thuận lợi cho việc định cư của họ. Từ đất Mô Xoài, các lưu dân đã nhanh chóng mở rộng phạm vi cư trú, khai khẩn đất đai sang các khu vực, nay thuộc Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Điều kiện tự nhiên ở những nơi này không khác mấy với đất Mô Xoài, vả lại các sông rạch nơi đây khá thuận tiện cho việc di chuyển của các lưu dân. Vào những thập kỷ giữa các thế kỷ XVII, các cư dân Việt đã hiện diện ở vùng đất Nam Vang (Phnom Penh) hiện nay. Năm 1665, theo giáo sĩ Chevreuil nhận thấy khi đến Phnom Penh đã có hai làng người Việt nằm bên kia sông, ước khoảng hơn 500 người. Điều đó cho thấy công cuộc Nam tiến của người Việt khá sớm, ít ra là từ cuối thế kỷ XVI. Một vài tư liệu khác của giáo sĩ phương Tây cũng cho thấy cùng với sự hiện diện của người Việt ở Nam Vang, thì ở vương quốc Xiêm La (Thái Lan), ngay vùng ven kinh đô cũng đã xuất hiện các khu vực định cư của khoảng 300 người Việt. Thuở ban đầu, đứng trước thiên nhiên còn hoang dã của vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa, một vùng đất vừa hào phóng vừa bí ẩn, đầy bất trắc, người lưu dân Việt không khỏi cảm thấy ngại ngùng. Điều này thể hiện qua câu ca dao:Tới đây xứ sở lạ lùng.Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh. Những con người tiên phong ấy, với nghị lực và ý chí đã cố gắng trụ bám nơi mảnh đất Sài Gòn, nhen nhúm và định hình một cuộc sống mới. Cho đến trước khi những viên quan của chúa Nguyễn được cử đi kinh lý miền đất phía Nam, thì những thế hệ đầu tiên của lưu dân đã có cuộc sống ổn định, ruộng vườn đang mở rộng, xanh tươi. Những ghi chép trong các sử sách đương thời, giữa thế kỷ XVII, đất Sài Gòn đã có gần 10.000 người.
Trong số cư dân buổi ban đầu ở Sài Gòn, có không ít người Hoa. Họ là những người Trung Hoa vùng duyên hải phía Nam, đã ra đi tìm đất sống bởi không chịu nổi cuộc sống đói nghèo, loạn lạc ở cố hương. Năm 1679, có một đợt di cư lớn của người Hoa dưới sự thống lãnh của hai viên quan nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên với 3.000 người và 50 chiến thuyền. Một phần lớn trong đoàn di dân này đã đến trú ngụ và khai khẩn vùng đất miền Đông Nam Bộ, khu vực Biên Hòa và Sài Gòn. Thành phố Chợ Lớn đã được tạo dựng với sự góp sức của người Hoa, cùng với quá trình hội nhập của họ vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

NHỮNG BIẾN CỐ TỪ NĂM 1623 - 1698
75 năm giữa 1623 và 1698 có thể được xem như là giai đoạn hình thành đầu tiên của Sài Gòn. Trong khoảng thời gian khá dài này, hàng trăm hàng ngàn gia đình Việt Nam từ Trung (Đàng Trong), từ Bắc (Đàng Ngoài) tự động rủ nhau vào khai hoang lập ấp ở đồng bằng Đồng Nai và đồng bằng Cửu Long. Sài Gòn là nơi đã có nông nghiệp, lại có thương nghiệp, thủ công nghiệp làm cho đồn thu thuế thương chánh mỗi lúc thêm thịnh vượng. Việc làm ăn một cách hòa bình đó bị cắt đoạn mấy lần.Năm 1658 (tức 35 năm sau khi lập đồn thu thuế) xảy ra vụ mà sử Việt Nam gọi là sự kiện Mô Xoài (Bà Rịa), vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân "phạm biên cảnh", chúa Nguyễn phái quân đến đánh lui.Năm 1674 (tức là 51 năm sau khi lập đồn thu thuế và 16 năm sau sự kiện Mô Xoài) xảy ra một biến cố chính trị và quân sự quan trọng: Vua Chân Lạp là Nặc ông Nộn bị người hoàng tộc nổi lên đánh đuổi. Ông Nộn sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn sai Nguyễn Dương Lâm đem quân vào giúp Ông Nộn trở lại ngôi vua, không phải làm chánh vương ở Oudong mà làm phó vương ở Sài Gòn. Ông Nộn lập dinh cơ có lẽ ở vùng đất cao ráo từ đồi sau này gọi là đồi Cây Mai đến vùng Phú Thọ hiện giờ. Ông Nộn 15 năm ở Sài Gòn cũng hoạt động quân sự nhiều cuộc đối đầu với vua Chân Lạp mà không thành.Năm 1679 (tức 56 năm sau khi lập đồn thu thuế và 5 năm sau khi Ông Nộn đóng ở Sài Gòn). Đồn dinh Tân Mỹ không phải là một cái đồn có nhiệm vụ kinh tế, mà mang tính chất quân sự, chính trị, cai quản; có giám quân, cai bộ và ký lục với dinh thự của bộ sậu ấy, có trại lính để sai phái và để bảo vệ phó vương Chân Lạp, bảo vệ việt kiều. Đồn dinh cũng có nhiệm vụ lập làng chia xóm, tổ chức phố chợ. Thực tế đó là một chánh quyền bán chánh thức của chúa NguyễnChính là vào cuối năm này (1679) chúa Nguyễn cho phép các đoàn người Minh của Trần Thượng Xuyên vào Biên Hòa và của Dương Ngạn Địch vào Mỹ Tho-là những đất chúa Nguyễn thực tế xem như là do mình quản trị, cũng là những vùng đã có lưu dân Việt Nam khai hoang lập ấp từ đầu thế kỷ 17.Hai viên Tổng binh người Minh không chịu hàng phục nhà Thanh, kéo hai đạo quân và gia quyến, thân thuộc xuống phía nam, xin chúa Nguyễn đùm bọc; chúa Nguyễn cho đoàn Trần Thượng Xuyên vào vùng Biên Hòa, cho đoàn Dương Ngạn Địch vào Mỹ. Cả hai đoàn, mỗi đoàn nhiều ngàn người, họ lập phố xá buôn bán, cũng có phần làm nghề nông nhưng ít hơn nghề thương. Nông Nại đại phố (ở Biên Hòa) sớm trở thành một trung tâm thương mãi có nhiều tàu ngoại quốc tới lui. Vùng "Nông Nại đại phố" này cũng đã sẵn có người Việt Nam ở làm ăn khá đông, việc thương mãi của Nông Nại đại phố một phần lớn dựa vào nghề nông của người Việt và đồng bào bản địa. Nông Nại đại phố thịnh mà không hút được Sài Gòn, trái lại nó bị Sài Gòn hút vào vì Sài Gòn ở một thế trung tâm hơn. ý kiến nói rằng ở miền Nam, ở vùng Sài Gòn, người Minh có công khai hoang trước rồi người Việt mới tới sau lập phủ huyện, là một ý kiến hoàn toàn sai. Người Việt đã tới đây khai hoang lập ấp 7, 8 mươi năm trước rồi, sau người Minh mới đến. Tuy vậy vai trò kinh tế của người Minh ta không xem nhẹ, càng không phủ nhận. Người Minh mau chóng Việt hóa.Năm 1688, phó tướng của Dương Ngạn Địch là Hoàng Tấn làm phản, giết Dương Ngạn Địch, và mưu đồ bá chiếm, cát cứ. Chúa Nguyễn phái Mai Vạn Long đem uân vào diệt Hoàng Tấn, rồi Mai Vạn Long cùng Trần Thượng Xuyên đánh lên kinh đô Chân Lạp. Nặc Ông Nộn có mặt trong cuộc hành quân đó. Mai Vạn Long và Trần Thượng Xuyên đưa vua Chân Lạp Nặc Ông Thu về Sài Gòn thương thuyết với chúa Nguyễn. Nặc Ông Thu trở lại kinh thành Oudong làm vua Chân Lạp và đồng ý hợp sức với chúa Nguyễn chống Xiêm. Xiêm bị chận đứng lại.Năm 1697, con của Nặc Ông Nộn là Nặc Ông Yêm từ Sài Gòn về Oudong được Nặc Ông Thu gả con gái để sau này Yêm nối ngôi Thu làm vua Chân Lạp. Từ nay ở Sài Gòn không còn có phó vươngNăm 1698 (tức 19 năm sau khi lập Đồn dinh, 75 năm sau khi lập đồn thu thuế thương chánh) chúa Nguyễn sai thống suất Nguyễn Hữu Kính (Nguyễn Hữu Cảnh) vào Nam kinh lược, chánh thức hóa một tình hình thực tế.Khi ấy trong vùng Sài Gòn có độ 20 ngàn dân Việt, có lẽ bằng 1 phần 3 dân Việt ở toàn bộ lưu vực sông Đồng Nai. Một lũy đất được Nguyễn Hữu Kính xây dựng từ phía dưới rạch Thị Nghè lên Chí Hòa vào gần đến Rạch Cát, bảo vệ phía tây bắc và tây nam Sài Gòn, còn phía đông bắc và đông nam thì Sài Gòn đã được bảo vệ bởi rạch Thị Nghè, sông Tân Bình, sông Sài Gòn.Từ đây, nói “xứ Sài Gòn" là nói đến địa vực ở giữa cái lũy đất dài gần 8-9 ngàn thước đó và các con sông vừa kể.

CHÚA NGUYỄN CỬ THỐNG SUẤT NGUYỄN HỮU CẢNH VÀO NAM KINH LÝ

Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), một tướng lãnh tài ba, một nhà quản lý hành chính xuất sắc; người mở nước về phía Nam và cũng là người có công xây dựng nền móng cho Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Hữu Cảnh sinh vào năm Canh Dần (1650) tại vùng đất nay thuộc xã Chương Tín huyện Phong Lộc tỉnh Quảng Bình. Theo các nhà nghiên cứu thì tổ tiên của Nguyễn Hữu Cảnh là Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc - một vị tướng tài ba xuất sắc của vua Đinh Tiên Hoàng; ông cũng là cháu mấy đời của nhà chính trị đại tài của nước ta - Nguyễn Trãi. Cha ông là Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Đạt - người đã góp nhiều công sức cho chúa Nguyễn trong cuộc đối đầu với chúa Trịnh.
Lớn lên trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, Nguyễn Hữu Cảnh chuyên tâm luyện tập võ nghệ để có thể theo cha đi chinh chiến. Tuy còn trẻ tuổi, nhưng ông đã lập được nhiều chiến công và đã được chúa Nguyễn Phúc Tần phong chức Cai cơ (một chức võ quan thuộc bậc cao) vào lúc tuổi độ đôi mươi.
Năm 1681, cha ông mất, ông cùng Nguyễn Hữu Hào - anh ruột của ông, nối nghiệp cha. Trong công việc và trong quan hệ xử thế, Nguyễn Hữu Cảnh rất cẩn trọng nên được lòng mọi người. Năm 1692, tình hình biên giới Việt Chiêm căng thẳng. Vua Chiêm là Bà Tranh đem quân đánh Diên Ninh (Phú Yên). Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh đem quân đánh dẹp. Vùng đất mới được đặt tên là trấn Thuận Thành và vị quan Trấn thủ đầu tiên vùng này là Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh. Sau khi bình định trấn Thuận Thành, Nguyễn Hữu Cảnh đã tổ chức ngay cho nhân dân khẩn hoang, ổn định cuộc sống và thiết lập trật tự xã hội, khiến trấn Thuận Thành ngày càng vững vàng phát triển.
Đầu xuân Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn Phúc Chu lại cử Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất vào Nam kinh lược và thiết lập bộ công quyền, đặt nền pháp trị và xác định cương thổ quốc gia. Theo đường biển, quân của Nguyễn Hữu Cảnh đi ngược dòng Đồng Nai đến cù lao Phố (một cảng sầm uất nhất miền Nam bấy giờ). Sau đó, Nguyễn Hữu Cảnh thanh tra vùng đất Sài Gòn và đặt hai đơn vị hành chính đầu tiên tại Nam Bộ là huyện Phước Long và huyện Tân Bình, dưới quyền của phủ Gia Định. Theo Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí thì "Đất đai mở rộng hơn ngàn dặm, dân số có thêm bốn vạn hộ". Nguyễn Hữu Cảnh cất đặt các bộ phận trông coi mọi việc như Ký lục (trông coi về hành chính, thuế khóa), Lưu thủ (trông coi về quân sự) và Cai bộ (trông coi về tư pháp). Giúp việc cho các quan là các Xá ty và một số đơn vị vũ trang. Đối với người Hoa, Nguyễn Hữu Cảnh tập hợp họ thành những tổ chức hành chính riêng như xã Thành Hà (Trấn Biên), xã Minh Hương (Phiên Trấn). Ông cho chiêu mộ nhân dân đi khẩn hoang lập ấp.
Đại Nam liệt truyện (tiên biên quyển 1) ghi rõ Nguyễn Hữu Cảnh đã "chiêu mộ dân phiêu tán từ châu Bố Chánh (nay là Quảng Bình) trở vào Nam vào đất ấy (tức là đất Trấn Biên và Phiên Trấn), rồi đặt xã thôn, phường ấp, định ngạch tô thuế và ghi tên vào sổ đinh". Như vậy, biên giới nước ta đã mở rộng đến vùng này. Năm 1700 Nguyễn Hữu Cảnh cầm quân tiến xuống vùng biên giới Tây Nam ngày nay. Nhờ uy danh, Nguyễn Hữu Cảnh đã nhanh chóng giải quyết tình hình bất an của vùng này. Nhưng sau đó, do bị bệnh nặng, Nguyễn Hữu Cảnh qua đời - lúc ấy ông mới tròn 50 tuổi.
Nguyễn Hữu Cảnh là vị tướng cầm quân đã biết dùng tài đức để phủ dụ dân chúng. Ông đã có công lớn trong sự nghiệp Nam tiến của nhân dân ta; ông đã mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. Do đó, ông đã được quần chúng kính phục, nhớ ơn, tôn thờ. Ngày nay đền thờ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được bảo tồn ở nhiều địa phương. Trong đó, lớn nhất là ở An Giang, Đồng Nai và Quảng Bình. Độc đáo hơn nữa là ở Nam Vang cũng có đền thờ ông.

*Từ Gia Định tới Sài Gòn
Chợ Bến Thành, Sài Gòn thời thuộc địa với những cột Morris đặc trưng của Pháp
Năm 1788, Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn, lấy nơi đây làm cơ sở để chống lại Tây Sơn. Năm 1790, với sự giúp đỡ của hai sĩ quan công binh người Pháp, Theodore Lebrun và Victor Olivier de Puymanel, Nguyễn Ánh cho xây dựng Thành Bát Quái làm trụ sở của chính quyền mới. Gia Định thành khi đó được đổi thành Gia Định kinh[17]. Tới năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi ở Huế, miền Nam được chia thành 5 trấn. Sáu năm sau, 1808, Gia Định trấn lại được đổi thành Gia Định thành. Trong khoảng thời gian 1833 đến 1835, Lê Văn Khôi khởi binh chống lại nhà Nguyễn, Thành Bát Quái trở thành địa điểm căn cứ. Sau khi trấn áp cuộc nổi dậy, năm 1835, vua Minh Mạng cho phá Thành Bát Quái, xây dựng Phụng Thành thay thế.[18]
Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, người Pháp gấp rút quy hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn phục vụ mục đích khai thác thuộc địa. Theo thiết kế ban đầu, Sài Gòn bao gồm cả khu vực Chợ Lớn. Nhưng đến 1864, nhận thấy diện tích dự kiến của thành phố quá rộng, khó bảo đảm về an ninh, chính quyền Pháp quyết định tách Chợ Lớn khỏi Sài Gòn. Rất nhanh chóng, các công trình quan trọng của thành phố, như Dinh Thống đốc Nam Kỳ, Dinh Toàn quyền, được thực hiện. Sau hai năm xây dựng và cải tạo, bộ mặt Sài Gòn hoàn toàn thay đổi.[19]
Đô thành Sài Gòn khi đó được thiết kế theo mô hình châu Âu, nơi đặt văn phòng nhiều cơ quan công vụ như: dinh thống đốc, nha giám độc nội vụ, tòa án, tòa thượng thẩm, tòa sơ thẩm, tòa án thương mại, tòa giám mục... Lục tỉnh Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp và Sài Gòn nằm trong tỉnh Gia Định. Vào năm 1861, địa phận Sài Gòn được giới hạn bởi một bên là rạch Thị Nghèrạch Bến Nghé với một bên là sông Sài Gòn cùng con đường nối liền chùa Cây Mai với những phòng tuyến cũ của đồn Kỳ Hòa. Đến năm 1867, việc quản lý Sài Gòn được giao cho Ủy ban thành phố gồm 1 ủy viên và 12 hội viên. Cho tới nửa đầu thập niên 1870, thành phố Sài Gòn vẫn nằm trong địa hạt hành chính tỉnh Gia Định[19]. Ngày 15 tháng 3 năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn[18].
Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, không chỉ hành chính mà còn kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả
Liên bang Đông Dương.

*Thủ đô Sài Gòn
Dinh Độc Lập, công trình tiêu biểu của Sài Gòn trước 1975
Từ năm 1949, Sài Gòn đã là thủ đô của Quốc gia Việt Nam. Đến năm 1954, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, Sài Gòn trở thành thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của quốc gia non trẻ này với tên gọi "Đô thành Saigon" (lưu ý, cách viết thông dụng là "Saigon"). Cũng năm 1954, thành phố tiếp nhận một lương dân cư mới từ miền Bắc Việt Nam. Với nghị định số 110-NV ngày 27 tháng 3 năm 1959 của Tổng thống Ngô Đình Diệm, từ 6 quận, Sài Gòn được chia thành 8 quận với tổng cộng 41 phường.
Nhờ sự phát triển của
kinh tế Việt Nam Cộng hòa và viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, Sài Gòn trở thành một thành phố hoa lệ với mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông. Việc Quân đội Hoa Kỳ vào tham chiến tại miền Nam cũng gây nên những xáo trộn đối với thành phố. Nhiều cao ốc, công trình quân sự mọc lên. Lối sống của giới trẻ Sài Gòn cũng chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Âu Mỹ. Thành phố trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí.
Nhưng tới những năm cuối của cuộc
Chiến tranh Việt Nam, nền kinh tế miền Nam đi xuống, nạn lạm phát trở nên nghiêm trọng. Hệ lụy và hậu quả trực tiếp của cuộc chiến gây ảnh hưởng xấu tới đô thị Sài Gòn. Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 đã khiến nhiều người dân Sài Gòn rời bỏ thành phố ra nước ngoài định cư.[20] Cũng trong thời gian này, ước tính 700.000 người khác được "vận động" đi "kinh tế mới"; nền văn hóa có ảnh hưởng phương Tây bị lu mờ gần như hoàn toàn.[21]

*Thành phố Hồ Chí Minh
Sau
1975, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị xóa bỏ và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam - nằm dưới sự chỉ đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - quản lý miền Nam. Đầu năm 1976, Đảng bộ và Ủy ban Nhân dân thành phố bắt đầu hoạt động. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh, tên của chủ tịch nước đầu tiên, Hồ Chí Minh.[22]
Với tổng diện tích 1.295,5 km², Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị lớn nhất Việt Nam. 11 quận nội thành của Sài Gòn trước đây được chia lại thành 8 quận. Bốn quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình được thành lập. Khu vực ngoại thành gồm 5 huyện: Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè. Năm 1978, thành phố nhận thêm hai huyện của tỉnh Đồng Nai. Năm 1979, các đơn vị hành chính cơ sở được phân chia lại, toàn thành phố có 261 phường, 86 xã. Sau đợi điều chỉnh tiếp theo vào năm 1989, thành phố còn 182 phường và 100 xã, thị trấn. Đến năm 1997, phân chia hành chính của thành phố lại thay đổi, gồm 17 quận, 5 huyện với 303 phường xã, thị trấn. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành.[23]

Hành chính

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Về mặt hành chính, thành phố được chia thành 19 quận và 5 huyện. Toàn thành phố có 322 đơn vị hành chính cấp , phường, trong đó các huyện ngoại thành chiếm 63 xã[24]. Với tổng diện tích 2.095,01 km², nội ô thành phố chiếm 14,030 km², tức 6,7%[25]. Vào năm 2006, thành phố có dân số 6.424.519 người, mật độ trung bình 3.067 người/km². Lượng dân cư này tập trung chủ yếu trong nội thành, gồm 5.387.338 người, mật độ lên tới 10.905 người/km². Trong khi đó các huyện ngoại thành chỉ đạt 648 người/km²[24]. Nếu so với Hà Nội, khoảng 3,4 triệu người vào năm 2007[26], Thành phố Hồ Chí Minh có quy mô dân số lớn hơn rất nhiều.
Về hành chính,
Hội đồng Nhân dân thành phố, với các đại biểu được bầu cử trực tiếp nhiệm kỳ 5 năm, có quyền quyết định các kế hoạch phát triển dài hạn về kinh tế, văn hóa, giáo dục... của thành phố. Đứng đầu Hội đồng Nhân dân gồm một Chủ tịch, một Phó chủ tịch và một Uỷ viên thường trực. Hội đồng Nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.[27]
Hội đồng Nhân dân thành phố bầu nên Ủy ban Nhân dân, cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý về mọi hoạt động chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa trên địa bàn thành phố. Đứng đầu Ủy Ban Nhân dân gồm một Chủ tịch và các Phó chủ tịch. Các sở, ngành của Ủy ban Nhân dân sẽ quản lý về các lĩnh vực cụ thể, như y tế, giáo dục, đầu tư, tư pháp, tài chính. Tương tư, cấp quận, huyện cũng có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân chịu sự chỉ đạo chung của cấp thành phố. Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân còn quản lý một số tổng công ty trên địa bàn thành phố[28].
Bên cạnh Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, đảng bộ
Đảng Cộng sản Việt Nam tại thành phố còn bầu ra Bí thư Thành ủy. Quyền hạn và trách nhiệm của Bí thư Thành ủy được quy định theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Vào năm 1995, hệ thống quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 976 địa chỉ, trong đó 47 thuộc trung ương, 73 thuộc thành phố, 549 thuộc các quận, huyện và 307 thuộc cấp phường xã. Các tổ chức đoàn thể, chính trị bao gồm cấp trung ương và thành phố có 291 địa chỉ, các đơn vị sự nghiệp có 2.719 địa chỉ[25].

Kinh tế
Trung tâm thương mại Diamond Plaza
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6 % diện tích và 7,5 % dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2 % tổng sản phẩm, 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9 % dự án nước ngoài[29]. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 ngàn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc[30]. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.100 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 730 USD/năm vào 2006[31].
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác
mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3 %, ngoài quốc doanh chiếm 44,6 %, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1 %. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7 %, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2 %[32].
Tính đến giữa năm
2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 ngàn tỉ VND.[33] Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007[34]. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD[35].
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng.
Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội[36]. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 ngàn tỷ đồng[37].
Tuy vậy, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến
[38]. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế[35]. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.

Xã hội
Dân cư
Vào năm
2006, Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 6.424.519 người. Không chỉ là thành phố đông dân nhất Việt Nam, quy mô dân số của thành phố Hồ Chí Minh còn hơn phần lớn các thủ đô ở châu Âu như Berlin hay Roma. Theo số liệu thống kê năm 2004, 85,24 % dân cư sống trong khu vực thành thị và Thành phố Hồ Chí Minh cũng có gần một phần năm là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91 % dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 6,69 %, còn lại là các dân tộc [Chăm, Khmer... Những người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố.[39]
Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Trong khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² thì các quận 2, 9, 12 chỉ khoản 2.000 tới 6.000 người/km². Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 người/km²[24]. Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07 % thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9 %[40]. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, có số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu[41].
Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành.

Y tế

Bệnh viện tim Tâm Đức tại Quận 7
Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức khỏe. Các tệ nạn xã hội, như mại dâm, ma túy, tình trạng ô nhiễm môi trường... gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe dân cư thành phố. Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nước đang phát triển như sốt rét, sốt xuất huyết, tả, thương hàn... hay các bệnh của những quốc gia công nghiệp phát triển, như tim mạch, tăng huyết áp, ung thư, tâm thần, bệnh nghề nghiệp... đều xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh[42]. Tuổi thọ trung bình của nam giới ở thành phố là 71,19, con số ở nữ giới là 75,00[43].
Vào năm
2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 21.780 nhân viên y tế, trong đó có 3.399 bác sĩ. Tỷ lệ bác sĩ đạt 5.45 trên 10 ngàn dân, giảm so với con số 7.31 của năm 2002[44]. Toàn thành phố có 19.442 giường bệnh, 56 bệnh viện, 317 trạm y tế và 5 nhà hộ sinh[45]. Thế nhưng mạng lưới bệnh viện chưa được phân bổ hợp lý, tập trung chủ yếu trong nội ô. Theo con số năm 1994, chỉ riêng Quận 5 có tới 13 bệnh viện với 5.290 giường, chiếm 37 % số giường bệnh toàn thành phố[46]. Bù lại, hệ thống y tế cộng đồng tương đối hoàn chỉnh, tất cả các xã, phường đều có trạm y tế. Bên cạnh hệ thống nhà nước, thành phố cũng có 2.303 cơ sở y tế tư nhân và 1.472 cơ sở dược tư nhân, góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện lớn. Cũng tương tự hệ thống y tế nhà nước, các cơ sở này tập trung chủ yếu trong nội ô và việc đảm bảo các nguyên tắc chuyên môn chưa được chặt chẽ[42].
Sở Y tế thành phố hiện nay quản lý 8 bệnh viện đa khoa và 20 bệnh viện chuyên khoa. Nhiều bệnh viện của thành phố đã liên doanh với nước ngoài để tăng chất lượng phục vụ.

Giáo dục
Về mặt hành chính, Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh chỉ quản lý các cở sở giáo dục từ bậc mầm non tới phổ thông. Các trường đại học, cao đẳng phần lớn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Trong năm học 20052006, toàn thành phố có 533 cơ sở giáo dục mầm non, 457 trường cấp I, 232 trường cấp II, 72 trường cấp III và 46 trường cấp II, III[47]. Ngoài ra, theo con số từ 1994, Thành phố Hồ Chí Minh còn có 20 trung tâm xóa mù chữ, 139 trung tâm tin học, ngoại ngữ và 12 cơ sở giáo dục đặc biệt. Tổng cộng 1.308 cơ sở giáo dục của thành phố có 1.169 cơ sở công lập và bán công, còn lại là các cơ sở dân lập, tư thục[48].
Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố. Trong khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ yếu vào bốn huyện ngoại thành
Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Các trường ngoại ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ giảng dạy những ngôn ngữ phổ biến mà còn một trường dạy quốc tế ngữ, một trường dạy Hán Nôm, bốn trường dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, công ty giáo dục đầu tư[49].
Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có 25 trường đều cho Bộ Giáo dục quản lý. Trong 6 trường cao đẳng, chỉ có một trường thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Là thành phố lớn nhất Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất, cùng với
Hà Nội. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với bốn đại học thành viên, gồm 1.900 giảng viên, đạo tạo 35.391 sinh viên[50]. Nhiều đại học lớn khác của thành phố như Đại học Kiến trúc, Đại học Y Dược, Đại học Ngân hàng, Đại học Luật, Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế... đều là các đại học quan trọng của Việt Nam. Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố, 40 % đến từ các tỉnh khác của quốc gia.[51]
Mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây nhưng giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Trình độ dân trí chưa cao và chênh lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là ngoại ô so với nội ô. Tỷ lệ trẻ em người Hoa không biết chữ vẫn còn nhiều, gấp 13 lần trẻ em người Kinh. Giáo dục đào tạo vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của xã hội. Hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo dục thành phố còn kém. Nhiều trường học sinh phải học ba ca. Thu nhập của giáo viên chưa cao, đặc biệt ở các huyện ngoại thành.[51]

Giao thông vận tải
Bến Nhà Rồng, thương cảng cũ của Sài Gòn
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Khác với Hà Nội, vận tải thủy ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỷ lệ quan trọng. Tính riêng vận tải hàng hóa, đường biển chiếm khoảng 29% và đường sông khoảng chiếm 20% tổng khối lượng thông qua đầu mối thành phố. Đường bộ chỉ chiếm 44% vận tại hàng hóa nhưng chiếm tới 85,6% vận tải hành khách[52]. Về giao thông đường không, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam về cả diện tích và công suất nhà ga[53]. Năm 2006, vận tải thành phố đã vận chuyển tổng cộng 73.743 tấn hàng hóa, 239 triệu lượt người và bốc xếp 44.341 tấn hàng[54]. Toàn thành phố hiện nay có khoảng 340.000 xe hơi và 3,5 triệu xe máy, gần gấp đôi so với Hà Nội[55].
Giao thông
đường sắt của thành phố gồm tuyến nội ô và khu vực phụ cận - do Xí nghiệp Liên hiệp đường sắt 3 quản lý, tuyến Bắc - Nam và một vài đoạn đường chuyên dụng, hiện hầu như đã ngưng khai thác. Trong thành phố có hai nhà ga chính: Sóng ThầnSài Gòn. Bên cạnh đó còn có một số nhà ga nhỏ như Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu, Gò Vấp. Do mạng lưới đường sắt không được nối trực tiếp với các cảng, cơ sở đã cũ kỹ nên giao thông đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh không phát triển, chỉ chiếm khoảng 6% khối lượng hàng hóa và 0,6% khối lượng hành khách.[52]
Giao thông đường bộ, thành phố có 6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa ngõ ra vào: Miền Đông, Văn Thánh, Miền Tây, Chợ Lớn, Tân Bình - Tây Ninh, Ký Thủ Ôn. Mạng lưới khả năng tiếp nhận trên 1.200 xe/ngày, vận chuyển gần 41.000 khách/ngày đi các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Cũng theo số liệu từ 1994, tổng lượng hành khách liên tỉnh qua thành phố khoảng 106,4 triệu lượt người/năm, nhiều nhất qua quốc lộ 1A.[52]
Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có bốn cảng biển chính: Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất Thuyết, Bình Lợi, Bình Phước... Ngoài ra còn có khoảng 50 bến đò phục vụ giao thông hành khách. Cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, chiếm 25 % trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển cả nước. Cảng Bến Nghé nằm phía hạ lưu sông Sài Gòn, rộng 32 ha, tổng chiều dài cầu cảng 528 m, có thể cho tàu có tải trọng từ 15.000 - 20.000 tấn cập bến. Tuy năng lực của các cảng của Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhưng việc chuyển tiếp giữa giao thông đường bộ, đường biển và đường sông gặp khó khăn. Tại hầu hết các cảng đường sông, do thiết bị thiếu, vẫn phải bốc dỡ thủ công.[52]
Giao thông trong nội ô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đường xá nhỏ... khiến thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc. Thành phố có 239 cây cầu nhưng phần lớn chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của đường nên gây khó khăn cho các phương tiện giao thông. Không những thế, một phần các cây cầu có trọng tải thấp hay đang trọng tình trạng xuống cấp. Tại các huyện ngoại thành, hệ thống đường vẫn phần nhiều là đường đất đá. Trong khi đó, hệ thống đường trải nhựa còn lại cũng trở nên quá tải, cần sửa chữa.[52] Để giải quyết vấn đề giao thông đô thị, thành phố Hồ Chí Minh đang đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng. Hiện nay thành phố có 3.250 xe buýt và 8.000 xe taxi, mỗi năm chỉ đáp ứng khoảng 6,2% nhu cầu đi lại. Hệ thống xe buýt chưa đem lại hiệu quả cao, 65% tuyến trùng lặp.[56] Cùng mạng lưới xe buýt, dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh cũng được đang tiến hành. Theo dự kiến, thành phố sẽ có bốn tuyến, tổng chiều dài 54 km, 6 đường ray và 22 nhà ga. Cuối 2010, hai tuyến đầu tiên sẽ đi vào hoạt động.[57]

Quy hoạch và kết cấu đô thị
Theo thiết kế đô thị ban đầu của người Pháp vào năm 1860, thành phố Sài Gòn sẽ là nơi sinh sống cho 500.000 dân. Chính quyền
Việt Nam Cộng Hòa đã tăng qui mô của thành phố lên đến 3 triệu dân. Tuy nhiên hiện nay thành phố này có dân số kể cả số lượng khách vãng lai là 10 triệu người, kết cấu đô thị đã quá tải [58]. Sài Gòn từng là thành phố của cây xây với không gian kiến trúc theo quy hoạch của Pháp trước đây đã thay đổi với việc thu hẹp không gian xanh để xây dựng nhà cửa, không gian kiến trúc thành phố này trở nên chật chội với nhiều công trình xây dựng hỗn độn thiếu tính thống nhất [59]. Công tác quy hoạch có nhiều bất cập và yếu kém. Đến thời điểm đầu năm 2008 mới chỉ có 23% khối lượng công tác quy hoạch 1/2000 được thực hiện. Quy hoạch cho hệ thống công trình ngầm vẫn chưa được thực hiện xong. [60] Công tác xây quy họach và xây dựng đô thị mới vẫn mang nặng tư duy thời kỳ bao cấp. Trong 10 năm gần đây, khu vực đô thị mới để lại dấu ấn lớn trong quá trình phát triển thành phố này là khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng do nước ngoài đầu tư xây dựng, không phải là những quận, huyện được chính quyền địa phương thành lập.[61]

Du lịch
Nhà hát lớn nằm tại khu vực trung tâm thành phố
Trong khoảng 4,3 triệu khách quốc tế đến
Việt Nam vào năm 2007, 3 triệu khách đã tới thăm Thành phố Hồ Chí Minh, tức 70 %[35]. Năm 2007 cũng là năm thành phố có được bước tiến mạnh mẽ, lượng khách tăng khoảng 12 % so với 2006, doanh thu ngành du lịch đạt 19.500 tỷ VND, tăng 20%[62]. Là một thành phố trẻ chỉ với 300 năm lịch sử, nhưng Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được không ít công trình kiến trúc và sở hữu một nền văn hóa đa dạng.
Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có 641
khách sạn với 17.646 phòng[63]. Phục vụ những khách cao cấp, thành phố có 11 khách sạn 5 sao, gồm: Caravelle, Sheraton, Moevenpick (Omni cũ), New World, Equatorial, Legend, Renaissance Riverside, Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyatt, Majestic với tổng cộng 3.592 phòng[64]. Hầu hết các khách sạn này đều do những tập đoàn quốc tế như Accor, Furama, Mariot hay Shareton quản lý và tập trung nhiều nhất tại Quận 1. Bên cạnh đó thành phố còn 8 khách sạn 4 sao với 1.281 phòng, 20 khách sạn 3 sao với 1.621 phòng. Do sự phát triển của du lịch, số phòng cao cấp tại thành phố hiện đang thiếu trầm trọng. Mặc dù nhiều nhà đầu tư có ý định xây dựng tiếp các khách sạn sạng trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng họ lại gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm. Theo dự kiến, đến năm 2020, thành phố sẽ có thêm 10 ngàn phòng 4 hoặc 5 sao[64].
Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện
bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất thành phố là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với 30 ngàn hiện vật. Trong khi phần lớn khách thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là người nước ngoài[65] thì bảo tàng thu hút nhiều khách nội địa nhất là Bảo tàng Hồ Chí Minh[66]. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một đô thị đa dạng về tôn giáo. Trên địa phận thành phố hiện nay có hơn một ngàn ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. Còn các nhà thờ xuất hiện chủ yếu trong thế kỷ 19 theo các phong cách Roman, Gothic. Nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của thành phố là nhà thờ Đức Bà, nằm ở Quận 1, hoàn thành năm 1880. Thời kỳ thuộc địa đã để lại cho thành phố nhiều công trình kiến trúc quan trọng, như Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát lớn, Bưu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng... Dinh Độc Lập và Thư viện Khoa học Tổng hợp được xây dựng dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Kiến trúc hiện đại ghi dấu ấn ở thành phố bằng các cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại như Diamond Plaza, Saigon Trade Centre... Khu vực ngoài trung tâm, Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Vườn cò Thủ Đức cũng là những địa điểm du lịch quan trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm mua sắm và giải trí. Bên cạnh các
phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Các khu mua sắm, như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza... hệ thống các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố.

Văn hóa

Truyền thông

Bưu điện trung tâm thành phố
Là một trong hai trung tâm truyền thông của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 38 đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phòng đại diện báo chí trung ương và các tỉnh, 3 nhà xuất bản của thành phố và 21 chi nhánh nhà xuất bản trung ương cùng mạng lưới thông tấn xã, các đài phát thanh, truyền hình địa phương và trung ương. Tổng cộng, trên địa bàn thành phố hiện nay có trên một ngàn người hoạt động trong lĩnh vực báo chí.[67]
Trong lĩnh vực xuất bản, từ năm 1995 tới nay, ba nhà xuất bản của thành phố chiếm 1/7 số đầu sách xuất bản của cả Việt Nam. Ước tính khoảng 60 đến 70% số lượng sách của cả nước được phát hành tại Thành phố Hồ Chí Minh[67]. Những năm gần đây, nhiều trung tâm sách, cửa hàng sách hiện đại xuất hiện. Sài Gòn cũng là nơi ra đời tờ Gia Định báo, tờ báo quốc ngữ đầu tiên. Sài Gòn giải phóng, Thanh Niên, Tuổi Trẻ nằm trong số những tờ báo lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài ra còn có thể kể đến những báo và tạp chí lớn khác như Công an thành phố, Người lao động, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thời trang, Thế giới mới, Kiến thức ngày nay... Ngoài báo chí tiếng Việt, Thành phố Hồ Chí Minh còn có Saigon Times daily, Thanhniennews bằng tiếng Anh, một ấn bản Sài Gòn giải phóng bằng tiếng Hoa.
Truyền hình đã xuất hiện tại Sài Gòn từ trước năm 1975, khi miền Bắc còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ngay sau ngày chính quyền miền Nam sụp đổ, Đài truyền hình Giải phóng đã bắt đầu phát sóng. Đến nay, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh – HTV trở thành đài truyền hình địa phương quan trọng bậc nhất Việt Nam. Ngoài sáu kênh phát trên sóng analogue, HTV còn một số kênh truyền hình kỹ thuật sốtruyền hình cáp. Đối tượng chính của HTV là dân cư thành phố và một số tỉnh lân cận.

Thể dục, thể thao
Sân vận động Thống Nhất
Theo số liệu thống kê vào năm
1994, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có 492,7 hecta dành cho hoạt động thể thao, tức trung bình 1,02 m²/người, trong đó nội thành là 0,26 m²/người. Với sự gia tăng dân số, con số thực tế hiện nay thấp hơn[68]. Vào năm 2005, toàn thành phố có 91 sân bóng đá, 86 bể bơi, 256 phòng tập thể thao[69]. Sân vận động lớn nhất thành phố hiện nay là sân Thống Nhất, với 25 ngàn chỗ ngồi. Sân vận động lớn tiếp theo là sân Quân khu 7, nằm ở quận Tân Bình. Không chỉ dành cho thi đấu thể thao, đây còn là địa điểm tổ chức nhiều chương trình ca nhạc quy mô lớn. Một địa điểm thể thao quan trọng khác của thành phố là Trường đua Phú Thọ. Xuất hiện từ thời thuộc địa, Trường đua Phú Thọ hiện nay là trường đua ngựa duy nhất của Việt Nam. Sở Thể dục - Thể thao thành phố cũng quản lý một số câu lạc bộ như Phan Đình Phùng, Thanh Đa, Yết Kiêu.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những câu lạc bộ thể thao giàu thành tích. Môn bóng đá,
Câu lạc Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn, có sân nhà là sân Thống Nhất, từng từng 4 lần vô định V League. Đội Công an Thành phố cũng từng một lần vô địch vào năm 1995. Các bộ môn thể thao khác có thể kể đến Câu lạc bộ Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh môn bóng chuyền, các câu lạc bộ bóng rổ, cờ, điền kinh, bóng bàn... của thành phố.

Trung tâm văn hóa, giải trí
Khách sạn Park Hyatt Saigon tại Quận 1
Những lý do lịch sửđịa lý đã khiến Sài Gòn luôn là một thành phố đa dạng về văn hóa. Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Sài Gòn đã thuộc nhiều dân tộc khác nhau: Kinh, Hoa, Chăm... Thời kỳ thuộc địa rồi Chiến tranh Việt Nam, Sài Gòn hấp thụ thêm nền văn hóa Âu Mỹ. Cho tới những thập niên gần đây, những hoạt động kinh tế, du lịch tiếp tục giúp thành phố có một nền văn hóa đa dạng hơn.
Với vai trò một trung tâm văn hóa của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư viện
[70][71]. Hoạt động của ngành giải trí ở Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp hơn bất cứ thành phố nào ở Việt Nam. Hầu hết các hãng phim tư nhân lớn của Việt Nam hiện nay, như Phước Sang, Thiên Ngân, HKFilm, Việt Phim... đều có trụ sở chính ở Thành phố Hồ Chí Minh. Doanh thu các rạp của thành phố chiếm khoảng 60, 70 % doanh thu chiếu phim của cả nước[72]. Thành phố Hồ Chí Minh cũng sở hữu những sân khấu đa dạng. Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ tại Quận 3 với những vở kịch thử nghiệm, những vở thư giãn ở Sân khấu Hài 135 Quận 1, Sân khấu kịch IDECAF với những vở lấy từ tuồng tích cổ hoặc tái hiện các danh tác trên thế giới. Lĩnh vực ca nhạc, Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường sôi động nhất, điểm đến của phần lớn các ca sĩ nổi tiếng. Ngoài những sân khấu lớn như Nhà hát Thành phố, Nhà hát Bến Thành, Nhà hát Hòa Bình, Sân khấu Trống Đồng... hoạt động âm nhạc hoạt động âm nhạc ở thành phố ở những phòng trà, quán cà phê đa dạng: Tiếng Tơ Đồng, M&T, Catinat, ATB, Bodega, Carmen...