Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2008

CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG DÒNG SÔNG K1

Câu chuyn v nhng dòng sông:

Kỳ 1 - Nhng dòng sông in đm nét văn hóa và du n lch sử

Sông soi bóng tôi từ những ngày chập chững
Sông giỡn cùng tôi những buổi trưa nồng
Má ơi má ! Sông mình - tôi hỏi
Có ch
ảy dần ra biển mênh mông ?

Má âu yếm, bóng vươn dài sông nhỏ :
- Chiếc lá U Minh, con có thấy giữa dòng ?
Sông quê mình tuy không tên con ạ
Nhưng biển nào chẳng mang những mạch sông.

LÊ CHÍ


Chở ánh hoàng hôn

Điều đầu tiên có thể khẳng định rằng Cà Mau là quê hương của sông ngòi, kinh rạch - nói gộp chung lại là sông nước, bởi nếu tính tổng chiều dài kinh rạch lớn nhỏ ở Cà Mau thì có trên 10.000km với tổng diện tích kinh rạch gần 20.000ha, chiếm 2,3% diện tích tự nhiên. Như vậy, sông ngòi kinh rạch ở Cà Mau đứng đầu cả nước và tạo cho vùng đất này hình thành những nét rất riêng mà nhiều người gọi đó là văn hóa sông nước.


Xóm nhà ven sông, xa xa chiếc tàu đò là hình ảnh quen thuộc của nông thôn Nam bộ nói chung và Cà Mau nói riêng.

Sông ở Cà Mau là những dòng sông hội tụ. Không giống như sông Tiền, sông Hậu mênh mông. Cũng không như con sông miền Trung, miền Bắc đơn độc chảy qua rừng rú, lòng sông mấp mô ghềnh đá đổ xuống đồng bằng trống trải trôi ra biển cả. Một con sông lớn ở Cà Mau kéo vào mình biết bao nhiêu sông con, rạch nhỏ mà nếu xếp thứ tự từ lớn tới nhỏ, thì sẽ có những tên gọi như sau : - Sông cái : Chỉ các con sông lớn.
- Sông con : Nhánh của sông lớn.
- Rạch : Chỉ một dòng nước tương đối nhỏ, hẹp hơn sông, không có nguồn riêng.
- Xẻo : Nhánh rất nhỏ và ngắn của sông
và rạch. Xẻo thường chảy quanh co, uốn lượn trong vòm cây dừa nước, hai bên che phủ ô rô, cóc kèn, dẫn vào một xóm nhỏ, hay đổ vào đồng rồi tắt.
- Mương, ngòi : Là những
đường nước tự nhiên từ ruộng đổ ra sông hay xẻo, cạn, chỉ đi được bằng xuồng con.


Các loại phương tiện giao thông thủy ở Cà Mau, có thể nói là nhiều nhất trong cả nước.

Sông ngòi, kinh rạch ở Cà Mau chẳng những giúp ích cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản phát triển, mà còn thuận lợi cho giao thông - giao thông đường thủy. Trước đây - và cả bây giờ, khi ở tỉnh Cà Mau giao thông đường bộ chưa phát triển thì giao thông đường thủy chiếm ưu thế, từ đó các loại phương tiện giao thông thủy đua nhau phát triển, ngày đêm xuôi ngược khắp hang cùng ngõ hẻm ở các dòng sông, con rạch… Có người cho rằng, các loại giao thông đường thủy ở Cà Mau nhiều đứng đầu cả nước, quả là không sai.

Là vùng sông nước nên từ lúc khai hoang mở cõi, người dân đã cất nhà sinh sống ở bờ sông, rồi dần dần hình thành những làng, những xóm ven sông, hình thành chợ trên sông… và nó đã tồn tại đến ngày nay, in đậm nét văn hóa - văn hóa sông nước.


Nghề chài, lưới là hình ảnh phổ biến của cư dân miền sông nước Cà Mau.

Và không những thế, nó còn in đậm dấu ấn lịch sử từ thời khai hoang mở cõi cho đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đánh Mỹ - có thể nói văn hóa và lịch sử đã hòa quyện với nhau. Con sông Cái Tàu đã chứng kiến cuộc khởi nghĩa chống Pháp của hai anh em Đỗ Thừa Luông - Đỗ Thừa Tự năm 1872. Dòng sông Ông Đốc là nhân chứng lịch sử của sự kiện tập kết ra Bắc của đồng bào, chiến sĩ miền Nam năm 1954, để chuẩn bị cho quá trình thống nhất đất nước. Dòng sông Tam Giang là nơi chôn xác biết bao tàu chiến Mỹ - ngụy. Dòng sông Trẹm hiền hòa, thơ mộng đã đi vào thi ca…

Mỗi một dòng sông, một con rạch ở Cà Mau đều có một bề dày lịch sử, đều có những nét văn hóa riêng rất phong phú và hấp dẫn. Bắt đầu từ số báo này, Báo ảnh Đất Mũi sẽ lần lượt giới thiệu với bạn đọc loạt phóng sự ảnh về các dòng sông ở Cà Mau.


Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của CÔNG TY DU LỊCH MIMOSA! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Chúng tôi hy vọng bạn thích site này của CÔNG TY DU LỊCH MIMOSA và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!