Thứ Tư, 22 tháng 10, 2008

SÔNG NƯỚC

Độc đáo công cụ đánh bắt ở Cà Mau
Sông nước Cà Mau có trữ lượng tôm cá có thể xếp vào hàng bậc nhất nước. Người dân Cà Mau có rất nhiều cách mưu sinh bằng nghề này.
Cà Mau có kênh rạch, ao, đầm, sông, biển nhiều vô số kể, ngoài nguồn nước để sinh hoạt, người dân tìm thấy vô số động thực vật sống trong môi trường nước và ở ven bờ như: Cá, tôm, cua, lươn, ếch, nhái, ốc, sò, hàu, vọp… và các loại thực vật.

Đặt vó Giăng lưới Kéo lưới Giăng câu Đẩy xiệp Đóng đáy
Để đánh bắt, người dân có rất nhiều cách và rất am hiểu tập tính của chúng. Theo kinh nghiệm của người dân đánh bắt, nhất chạng vạng, nhì rạng đông, đó chính là lúc cư dân thủy cung ra khỏi nơi ẩn náu.
Ở Cà Mau, khi gió Bấc về (tháng 9, tháng 10 âl, gọi là Bấc cầu tài), mưa lớn, cá sẽ xuôi theo dòng nước để trở về nơi cư trú. Đây cũng là lúc người dân tổ chức đánh bắt bằng nhiều cách như: câu (câu phao, câu rê, câu giăng, câu cắm, câu nhắp), giăng lưới (lưới kéo - lưới bao, đáy), đặt lờ, đi soi, tát cạn, cất vó, đánh dậm, duốc (thuốc) cá, đăng, nò, xa, tầm phuộc, nơm, soi, đặt trúm, te bộ rập cua, đâm cá bằng chĩa, giựt bằng thòng lọng, chất chà và còn rất nhiều phương pháp đánh bắt khác.
Ngày nay dân số càng đông, quá trình công nghiệp hóa và cuộc sống đô thị đang làm cho sông nước không còn nhiều tôm cá như xưa. Nhưng ở nông thôn Cà Mau vẫn còn đó những phương tiện đánh bắt rất độc đáo mà cha ông ta đã sáng tạo trong những ngày khẩn hoang chinh phục vùng đất này.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của CÔNG TY DU LỊCH MIMOSA! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Chúng tôi hy vọng bạn thích site này của CÔNG TY DU LỊCH MIMOSA và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!